chính trị và kinh tế trong nước của họ năm 1965. Dù hiệp ước bình
thường hóa thất bại trong việc hòa giải các bản sắc mang tính lịch sử
của hai nước, thất bại hòa giải chính trị này được bù đắp bằng nền
tảng vững chắc được thiết lập cho mối quan hệ dựa trên lợi ích ở
tương lai tốt đẹp hơn rất nhiều. Về mặt kinh tế, các khoản viện trợ của
Nhật Bản dưới hình thức tuyên bố sở hữu tư nhân, viện trợ chính phủ
và các khoản vay thương mại, cũng như những chuyển nhượng công
nghệ, đã góp phần làm nên nền tảng cho tăng trưởng kinh tế Hàn
Quốc. Về mặt quân sự, hiệp ước bình thường hóa tăng cường an ninh
ở cả Hàn Quốc và Nhật Bản bằng cách củng cố - dù có một số giới
hạn — hợp tác an ninh ba bên Mỹ - Hàn - Nhật. Về mặt chính trị, hiệp
ước bình thường hóa gieo mầm cho sự phát triển một mối quan hệ gắn
bó hơn giữa hai nước dựa trên những giá trị và lợi ích chung. Phe
chống đối tấn công bản hiệp ước như một sự phản bội, nhưng tuyên bố
khá cường điệu của họ rằng hiệp ước này là bản sao của Hiệp ước
Ulsa năm 1910 lại phản tác dụng. Những điểm tương đồng giữa hiệp
ước 1910 và 1965 do phe chống đối vạch ra khiến lực lượng chống đối
có vẻ bị gắn mác cực đoan, gây xa lánh nhiều thành phần chống đối ôn
hòa đối với hiệp ước này.
Bên ngoài thỏa thuận
Việc chọn thời cơ cho thỏa thuận này khá chính xác. Về mặt kinh tế,
Hàn Quốc đang cực kỳ cần vốn đầu tư nước ngoài để tiến tới với các
kế hoạch phát triển kinh tế tham vọng của mình. Về phần mình, Nhật
Bản đã hồi phục hoàn toàn từ Chiến tranh Thế giới lần II và đang tìm
kiếm một vai trò mới trong vũ đài thế giới và khu vực. Bỏ quá khứ
quân phiệt lại phía sau, Nhật Bản tìm cách xây dựng uy tín mới cho
mình như là một nền dân chủ tự do theo chủ nghĩa hòa bình. Thỏa
thuận với Hàn Quốc phần nào là thuốc thử cho sự chuyển đổi thật sự
của Nhật Bản thành một nước dân chủ tự do. Thời điểm gia tăng
cường độ trong Chiến tranh tại Việt Nam giữa những năm 1960 cũng
góp phần vào thỏa thuận này. Mối quan hệ tốt đẹp giữa Hàn Quốc và