minh vào ngày 15 năm 8 năm 1945 và con cái của họ sẽ được ban cho
quyền công dân vĩnh viễn của chính phủ Nhật. Đối với những “thế hệ
thứ ba” chưa sinh ra, Hàn Quốc và Nhật Bản đồng ý “tham vấn” về tư
cách pháp nhân của họ bất kỳ lúc nào trong vòng 25 năm sau khi thỏa
thuận 1965 có hiệu lực. Người Nhật cũng đồng ý trao trả hay
“chuyển” một số sách cổ Hàn Quốc và các tác phẩm nghệ thuật quý
giá đã lấy đi từ thời thực dân. Tranh chấp lớn duy nhất không được
đưa vào hiệp ước là vấn đề lãnh thổ Tokdo. Điều tích cực nhất người
Nhật có thể đạt được là đưa vào hiệp ước một đoạn nói rằng tất cả
những tranh chấp song phương sẽ được dàn xếp thông qua các phương
tiện ngoại giao. Những quy định này trong bản soạn thảo của họ được
biết đến như là Thỏa thuận Ngày ba Tháng tư. Chỉ với vài từ cuối
cùng nữa được viết ra, 15 năm đàm phán đứt quãng và cảm tính nặng
nề sẽ đi đến kết thúc.
Tin tức về thỏa thuận nhanh chóng kích động các lực lượng chống
đối ở cả Hàn Quốc và Nhật Bản. Sự phản kháng chính trị trở nên đặc
biệt nghiệm trọng ở Hàn Quốc, nơi mà giới trí thức bất đồng chính
kiến tổ chức ủy ban chống đối mối quan hệ ngoại giao nhục nhã với
Nhật Bản để lãnh đạo các cuộc biểu tình toàn quốc ngày 9 tháng 4
năm 1965. Ngày 14 tháng 4, hơn 5.000 sinh viên đổ ra đường phố
Seoul, dẫn đến cái chết của một sinh viên Đại học Dongguk trong vụ
đối đầu với cảnh sát. Sự kiện này dẫn đến các cuộc biểu tình quyết liệt
hơn nữa, buộc chính phủ phải ban hành sắc lệnh quân đồn trú để duy
trì trật tự chính trị.
Điều kích động sự lan rộng biểu tình chống đối là ý thức của công
chúng rằng các nhà đàm phán Hàn Quốc đã nhượng bộ quá nhiều.
Những người biểu tình đòi hỏi lời xin lỗi từ Nhật Bản vì cuộc xâm
lược cưỡng bức năm 1910. Họ cũng gây khó khăn cho sự bất lực của
chính quyền Park khi yêu cầu “các khoản bồi thường” từ phía Nhật. Đi
ngược với hiến pháp Hàn Quốc, thất bại trong các văn bản hiệp ước
khi không thể tuyên bố quyền tài phán lãnh thổ của Hàn Quốc mở