rằng Hoa Kỳ rút dần bộ binh ở Hàn Quốc trong “tinh thần cố vấn và
hợp tác gắn bó” với cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Tiếp theo, trong một
buổi phỏng vấn báo chí ngày 9 tháng 3, không lâu trước cuộc họp với
Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Park Tong-jin, Carter đơn phương
công bố ý định rút toàn bộ bộ binh Mỹ khỏi Hàn Quốc trong vòng 4-5
năm. Trong cuộc họp với Park, Carter tập trung nhiều vào mối quan
ngại vi phạm nhân quyền của ông hơn là vấn đề rút quân. Đối với
Carter, chính sách rút quân là việc đã rồi mà Hàn Quốc phải chấp
nhận. Tất cả những gì mà Bộ trưởng Park có thể đòi hỏi là quyền được
tham vấn trước của Hàn Quốc trước khi bất kỳ quyết định nào về
những chi tiết của hoạt động rút quân được đưa ra.
Kế hoạch rút quân của Carter dựa trên Biên bản Đánh giá Tổng
thống 13 (PRM-13) do Brzezinski ký ngày 26 tháng 1 năm 1977.
PRM-13 vẫn còn ở trong giai đoạn đầu của quá trình phác thảo chính
thức bởi Hội đồng An ninh Quốc gia (NSC), nhưng quan điểm cốt lõi
về việc thay đổi chính sách đã được quyết định. Tái khẳng định lời
hứa tranh cử của mình, Carter làm rõ rằng nguyên tắc về việc rút quân
sẽ không được chất vấn và nhiệm vụ của Ủy ban Đánh giá Chính sách
(PRC) bị hạn chế ở việc vạch ra các chi tiết để thực thi cam kết tranh
cử này của ông. Hơn nữa, PRC được chỉ đạo không “nghiên cứu các
hậu quả của việc rút quân một phần hay toàn bộ”. Ngày 18 tháng 2,
Carter chỉ đạo Brzezinski “nghiên cứu các mục tiêu và chiến lược
quốc gia thay thế” được nêu trong một biên bản khác, PRM-10. Được
phác thảo để hướng dẫn và đảm bảo tính linh động chiến lược của Hoa
Kỳ, PRM-10 nghiên cứu việc rút quân khỏi Hàn Quốc cùng những vấn
đề chủ chốt khác. Nghiên cứu Định vị Lực lượng PRM-10 cho thấy
một góc nhìn tuy cẩn trọng nhưng nhìn chung là lạc quan về việc cắt
giảm quân đội Mỹ ở Hàn Quốc, khuyến khích Carter tiếp tục lộ trình
rút quân.
Chính sách rút quân của Carter được xem là một phần quan trọng
trong chiến lược triệt thoái quân sự khu vực lớn hơn khỏi lục địa Đông