Gia tăng chống đối trong xã hội: dân sự và chính trị
Trái với các mục tiêu trong chế độ của Park, chiến lược HCI và tăng
trưởng kinh tế nhanh không giải quyết được vấn đề tính chính danh.
Thay vì vậy, vấn đề này “mở rộng nền tảng cấu trúc của phe chống đối
thông qua phát triển nhanh chóng số lượng giai cấp lao động và trung
lưu, đồng thời làm xói mòn tính chính danh của... chế độ độc tài.”
Năm 1979, sau vụ đàn áp tàn bạo công nhân ở sự kiện YH và sự nổi
lên của nhóm lãnh đạo quả quyết hơn trong Đảng Dân chủ Mới đối
lập, các lực lượng xã hội dân sự phát triển các mối liên kết chặt chẽ
hơn với xã hội chính trị. Liên minh mới giữa NDP và “ba đoàn kết”
(của sinh viên, công nhân và giáo hội) giúp tạo nên một phong trào
cứng rắn, hùng hậu và có cơ sở nhằm lật đổ chế độ yushin. Vì hệ
thống chính trị này quá “chống cánh tả” nên không có thành phần cực
đoan mạnh nào trong phe chống đối. Sự vắng mặt các thành phần cực
đoan không nghi ngờ gì đã thúc đẩy sự hình thành một liên minh có cơ
sở, các đòi hỏi của liên minh này tập trung vào nhu cầu “khôi phục
dân chủ” khá ôn hòa. Đối mặt với phong trào chống đối mang tính bảo
thủ như vậy, chế độ độc tài khó có thể chính danh hóa hoạt động đàn
áp tàn bạo của mình. Sự bất đồng bên trong chế độ về việc làm thế nào
để phản ứng lại những bất mãn dân chủ đã dẫn đến vụ ám sát Park gây
chấn động của vị giám đốc KCIA của ông vào tháng 10 năm 1979, mà
sau đó phong trào dân chủ tự động tạm thời yếu đi do tình trạng hỗn
loạn chết người nổ ra nhằm chống lại phong trào.
Ở Philippin người ta có thể quan sát thấy những khác biệt ý thức hệ
lớn hơn rất nhiều trong số các thành phần chống đối chế độ. Như lý
giải bên trên, giới quý tộc nói chung chấp nhận thiết quân luật trong
những năm đầu. Những đảng viên Đảng Tự do, Đảng đối lập chính
trước thời thiết quân luật, “gần như tan rã” sau năm 1972. Nhân vật
đứng đầu của đảng này, Thượng nghị sĩ Benigno Aquino, Jr., bị cầm tù
và phần còn lại của đảng này bị tước đi nguồn tiền thưởng để vận
động tranh cử và những lợi ích sau đó dành cho những người thắng