Nhật Bản
Các chính quyền địa phương và trung ương là trung tâm của ngành
công nghiệp sắt thép hiện đại của Nhật Bản từ khi bắt đầu vào những
năm 1850. Chính phủ thành lập Yawata Steel, nhà máy tổ hợp quy mô
lớn đầu tiên, vào thời điểm Chiến tranh Trung - Nhật (1894-95) với
mục tiêu rõ ràng là xây dựng năng lực tự chủ vũ trang. Các nhà sản
xuất nhỏ lẻ cũng xuất hiện, thường gắn với các ngành công nghiệp
như đóng tàu hoặc cơ khí, nhiều trong số này cũng bị thống trị bởi
quân đội. Một trong những nhà sản xuất này, Nippon Kokan, trở thành
nhà máy tổ hợp thép lớn thứ hai, tuy vẫn nhỏ hơn nhiều so với
Yawata. Năm 1934, Yawata mua lại một số nhà sản xuất nhỏ hơn và
đổi tên thành Nippon Steel. Sau chiến tranh, Tổ chức Chiếm đóng
Đồng minh phân tách từ Nippon Steel thành Yawata và Fuji Steel, dẫn
đến ba nhà máy thép tổ hợp. Nippon Steel chủ yếu bổ trợ và hỗ trợ cho
các doanh nghiệp tư nhân, tuy nhiên các doanh nghiệp sinh ra từ tư
nhân hóa này lại cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp tư nhân. Từ
đó, Kawasaki Steel, một công ty nhỏ và độc lập đã huy động sự ủng
hộ của các chính trị gia Đảng Dân chủ Tự do (LDP) để vượt qua sự
chống đối từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, các nhà sản xuất tổ
hợp đang hiện diện và những bộ phận của MITI, để thiết lập một nhà
máy tổ hợp lớn ở bờ sông thuộc tỉnh Chiba. Kobe Steel và Sumitomo
Metals nhanh chóng ra đời sau đó với các nhà máy dọc biển khổng lồ.
Suốt những năm 1960, ngành thép Nhật Bản mở rộng năng lực sản
xuất từ 30 triệu tấn đến hơn 100 triệu tấn, biến nước này thành nơi sản
xuất hiệu quả nhất, phức tạp nhất và lớn thứ hai thế giới (sau Liên
Xô).
Hầu hết vốn đầu tư để xây dựng những nhà máy thép đầy ấn tượng
đến từ lượng tiết kiệm khổng lồ trong nền kinh tế nội địa của Nhật
Bản, được chuyển đến thông qua các ngân hàng thương mại Nhật Bản,
tuy nhiên Ngân hàng Phát triển Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới cung
cấp trợ cấp cần thiết cho Kawasaki, Kobe và Sumitomo trong nỗ lực