để bắt đầu sản xuất tổ hợp. Hầu hết công nghệ thiết yếu xuất hiện dưới
hình thức thiết bị và giấy phép công nghệ từ châu Âu cho những đột
phát như lò thổi và đúc liên tục. Không như các đối thủ từ Mỹ, các
công ty thép Nhật Bản không phải chịu gánh nặng dư thừa năng lực
sản xuất hay các nhà máy tụt hậu, và say sưa tìm kiếm các công nghệ
châu Âu tiên tiến. Theo thời gian, Nhật Bản trở thành nước xuất khẩu
ròng công nghệ và thiết bị thép, tuy nhiên hầu hết công nghệ vẫn dưới
dạng thiết bị vốn và các công nghệ quan trọng nhất nói chung đến từ
châu Âu.
Sức sống kinh tế của nền công nghiệp Nhật Bản do đó bớt lệ thuộc
vào cải tiến và khác biệt hóa sản phẩm, các cơ hội dạng này không có
nhiều trong ngành thép, và phụ thuộc nhiều hơn vào việc lựa chọn địa
điểm cũng như tổ chức hiệu quả các nhà máy thép ven biển khổng lồ
và duy trì công suất cao. Khi ngành này bắt đầu nhận được các khoản
đầu tư cực kỳ lớn và đầy rủi ro vào những năm 1950 và 1960, chính
phủ cùng các doanh nghiệp hàng đầu cố gắng áp dụng hoạt động kiểm
soát và khống chế giá, sản lượng và đầu tư mới. Tuy nhiên, tăng
trưởng nhanh ở phía cấu tạo ra nhiều cơ hội đánh lừa các liên hiệp đặc
biệt là những công ty mới hơn, quyết liệt hơn như Sumitomo. MITI và
các doanh nghiệp (như Sumitomo) kết luận rằng ngành này cần sự ổn
định. Sau vụ sáp nhập Fuju với Yawata, Nippon Steel nổi lên như là
tập đoàn đúng giá hàng đầu với các nguồn lực sẵn có và sẵn sàng thay
đổi sản lượng để duy trì trật tự. Ngành công nghiệp thép Nhật Bản tiến
đến một trạng thái độc quyền nhóm ổn định đáng kể, điều chỉnh xuất
khẩu - thường được quyết định với tinh thần hợp tác - khi cần thiết để
duy trì trật tự trong các thị trường trong nước, và đe dọa những nhà
nhập khẩu thép nước ngoài giá rẻ tiềm năng về việc mất quyền tiếp
cận các sản phẩm cao cấp.
Mặc dù năm doanh nghiệp thép hàng đầu có được sự độc lập và khả
năng tự quyết, nhưng chính phủ Nhật Bản gần như tham gia vào mọi
khía cạnh của hoạt động kinh doanh thép: lựa chọn địa điểm, dự đoán