năng lực sản xuất, thu mua công xưởng công, nhập khẩu công nghệ,
các mối quan hệ thương mại và đầu tư với thế giới bên ngoài, gồm
việc tài trợ xây dựng Công ty Sắt Thép Pohang của Hàn Quốc và nhà
máy Baoshan ở Thượng Hải. Đối với các quan chức và giám đốc
ngành thép Nhật Bản, thép là lúa gạo của nền công nghiệp. Sau khi
giai đoạn mở rộng mạnh mẽ những năm 1960 yếu đi, các nhà máy
thép vẫn còn là khách hàng quan trọng của hệ thống ngân hàng Nhật,
dù họ không còn nhận được vốn ưu đãi từ chính phủ.
Đài Loan
Thoạt nhìn, quá trình hình thành công nghiệp thép tổ hợp ở Đài
Loan trông có vẻ giống trường hợp gần như điển hình về sự quyết tâm
của chính phủ Đài Loan liên quan đến việc sử dụng các doanh nghiệp
sở hữu nhà nước để cung cấp đầu vào cho các công ty chế biến tư
nhân ở hạ nguồn. Tập đoàn China Steel được thành lập từ niềm tin
rằng Đài Loan cần tăng cường cơ cấu công nghiệp và đẩy mạnh năng
lực quốc phòng. China Steel trở nên rất thành công, sản xuất thép với
chất lượng đáng nể và giá thành cạnh tranh quốc tế. Công ty này ban
đầu tập trung chủ yếu vào thị trường trong nước trong khi xuất khẩu
chỉ để duy trì công suất sản xuất cao và tính kinh tế theo quy mô. Như
ở Nhật Bản và Hàn Quốc, tăng trưởng sản lượng thép có liên hệ chặt
chẽ với ngành đóng tàu, ngành này tiêu thụ một tỷ lệ lớn sản lượng
thép. China Steel mở rộng ít mạnh mẽ hơn và vẫn tập trung phục vụ
khách hàng trong nước. Không như POSCO ở cuối kỷ nguyên Park,
doanh nghiệp này không xây dựng nhà máy thứ hai, do đó đến đầu thế
kỷ XXI, công ty tạo ra chưa đến một phần ba lượng thép như POSCO
trong một nền kinh tế lớn hơn khoảng một nửa nền kinh tế Hàn Quốc.
Nếu sự phát triển của China Steel ít ấn tượng hơn (và ít công khai
thông tin hơn), thì trong nhiều năm tập đoàn này thu lợi nhiều hơn rất
nhiều so với POSCO vốn chỉ đổ nguồn lực vào hoạt động mở rộng.
Tuy vậy, trước khi trở thành hình mẫu điển hình cho doanh nghiệp
sở hữu nhà nước định hướng trong nước, China Steel đã trải qua một