năng lực của mình. Trong quá trình mở rộng doanh nghiệp, đất nước
này hằng năm gia tăng GDP hơn 8% theo giá trị thực. Điểm yếu là chu
kỳ kinh doanh bùng phát và đổ vỡ rất rõ rệt đã gây bất ổn và phân cực
mạnh mẽ xã hội dân sự Hàn Quốc.
Trên thực tế, chaebol thể hiện cả điểm mạnh và điểm yếu của hệ
thống kinh tế xây dựng thời Park. Vấn đề trầm trọng nhất với cỗ máy
xuất khẩu của Park nằm ở xu hướng hướng đến cuộc khủng hoảng tính
thanh khoản khi thất bại thảm hại trong việc thiết kế một “chính sách
thoát” khả thi cho các tập đoàn chaebol đang lung lay. Bằng cách buộc
các ngân hàng quốc doanh ký bảo lãnh cho các khoản đầu tư và chấp
nhận các rủi ro doanh nghiệp thông qua các khoản cho vay chính sách
được trợ cấp, Park khuyến khích các tập đoàn chaebol trở nên liều lĩnh
và đa dạng hóa vào những ngành công nghiệp không liên quan mà
không có sự quản trị rủi ro tương xứng. Khi các khoản đầu tư được
thực hiện bằng các khoản vay ngân hàng, chaebol bị đè nặng bởi cơ
cấu nợ-vốn chủ sở hữu cực kỳ mạo hiểm, điều này lại ngăn cản những
người quản lý-chủ sở hữu của các tập đoàn tái cấu trúc doanh nghiệp
vì lo sợ mất quyền sở hữu và quản lý. Trái lại, chaebol yếu kém về tài
chính lại càng tìm kiếm nhiều hơn bao giờ hết các khoản cho vay ngân
hàng để tăng trưởng kinh doanh vì sợ rằng bất kỳ sự đình trệ nào trong
doanh số kinh doanh của họ sẽ kích động một chiếc bẫy thanh khoản
trong bối cảnh tỷ lệ nợ-vốn chủ sở hữu của họ cực kỳ cao. Tuy nhiên,
khi gánh nhiều nợ hơn, họ đã tạo ra những mầm mống cho các cuộc
khủng hoảng tài chính còn lớn hơn và kéo xã hội vào một chu kỳ bùng
phát và đổ vỡ.
Chắc chắn rằng, Park đã có thể chọn cách đối phó với nguyên nhân
gốc rễ của chu kỳ bùng phát và đổ vỡ tăng của Hàn Quốc bằng cách
khiến các chaebol càng ý thức hơn được về các chi phí và bớt bất cẩn
trong những tính toán rủi ro của họ. Ông đã có thể thành lập một hệ
thống ngân hàng cho vay dựa trên dòng tiền khách quan của những
đơn vị đi vay thay vì dựa trên hướng dẫn hành chính của các quan