Theo Hiệp ước San Francisco giữa các lực lượng đồng minh và Nhật
Bản ký năm 1951, phái đoàn Hàn Quốc tuyên bố quyền tịch thu tài sản
tư lẫn công của Nhật ở Hàn Quốc như là những khoản bồi thường cho
quốc gia này. Tuy nhiên, phái đoàn Nhật Bản lại khăng khăng rằng tài
sản tư nhân của Nhật ở Hàn Quốc thuộc về chủ sở hữu ban đầu và cần
phải được thảo luận ở từng trường hợp một.
Sugi là người ủng hộ tài chính hàng đầu của Kōnō từ vùng
Kansai.
Tổng thống Lý Thừa Vãn thăm Nhật Bản một vài lần, nhưng
không lần nào chính thức.
“Ranh giới hòa bình” chỉ vùng lãnh hải do Lý Thừa Vãn đơn
phương tuyên bố. Một số trong khu vực lãnh hải này, Nhật Bản cũng
tuyên bố chủ quyền, gây nên rất nhiều xung đột và căng thẳng giữa hai
đất nước.
Cân nhắc dự trữ ngoại hối hạn chế của Nhật Bản (1,4 tỷ đô-la
Mỹ), Kim Jong-pil được cho là đã khuyên không nên yêu cầu thanh
toán cao nếu Park nghiêm túc về việc chấm dứt vấn đề tuyên bố tài
sản. Phỏng vấn Pae Ui-hwan (22/05/1992).
Đề xuất của các Bộ Ngoại giao và Tài chính Nhật Bản được
đưa ra trước cuộc họp Bộ Ngoại giao song phương vào tháng 3 năm
1962, dẫn đến phía Hàn Quốc bác bỏ đề xuất này là “cực kỳ ngu
ngốc” và đe dọa chấm dứt các cuộc đàm phán.
Xét tương quan, các khoản thanh toán bồi thường của Nhật
Bản cho Philippin (năm 1956) đạt 550 triệu đô-la Mỹ hàng hóa và
dịch vụ cộng 250 triệu đô-la Mỹ các khoản vay thương mại. Khoản
thỏa thuận cho Indonesia (năm 1958) và 223 triệu đô-la Mỹ hàng hóa
và dịch vụ cộng với 400 triệu đô-la Mỹ cho vay thương mại. Đối với
Burma là 200 triệu đô-la Mỹ cộng 50 triệu đô-la Mỹ (1954). Xem
Lawrence Olson, Japan in Postwar Asia (London: Pall Mall Press,
1970), 13-32.