hương không làm dịu bớt mà chỉ tăng thêm sức nồng sặc muốn oẹ mửa.
Khách thay bộ đồ quan âm mới, cùng tuỳ tòng đặt nàng vào hòm, đổ rất
nhiều đọt chè khô đã quắn rồi đậy nắp ván thiêng. Tẩm liệm xong, hai
người thượng biến đâu mất trong đền vắng lạnh.
Khách trải chiếc chiếu trắng cạnh quan tài, vừa nằm xuống đã ngủ mê
man cho tới trưa hôm sau; uống một chén nước ông lại tiếp tục ngủ. Một
chú tiểu cho biết khi thức dậy, khách nhổ ra một bãi máu mà ông bảo của
chiếc răng sâu sắp rụng. Luôn hai ngày đêm khách không ăn, chỉ thỉnh
thoảng uống cầm hơi chút nước rồi lại lăn ra ngủ. Không rõ vì kiệt sức hay
vì âm khí nặng nề và mùi thối rữa của tử thi làm cho tê liệt.
Trong khi đó, thầy trụ trì cùng đệ tử thay nhau tụng kinh suốt sáng tới
khuya, không dứt. Người ở xóm làng hay khách thập phương tới cũng chỉ
biét đây là quan tài của một người xa xứ không may mệnh vong nay nhờ
chùa hậu sự.
Đám tang được cử hành đơn giản. Thân nhân duy nhất của kẻ bạc
mệnh mặc áo gai, chống gậy dẫn đầu là vị khách lạ không nói, không rằng
như đang biến vào thế giới u minh.
Khách ở lại chùa, ngày nào cũng đến đốt hương nơi mộ của người quá
cố, trồng hoa cỏ quanh mộ cho bớt vẻ hoang vu.
Nếu không quanh quẩn, thẫn thờ bên mộ, ông lại về chùa ở tịnh xá,
không giao thiệp với ai và chăm chú viết lách.
Một ngày cuối xuân, khách mời vị trụ trì vào nơi làm việc trao cho một
tập giấy dày mà ông đã viết suốt mấy tháng qua, ân cần dặn dò:
- Tuy tôi chưa tâm sự nhiều với thầy, nhưng tôi cũng biết thầy là ai và
lý do thầy đã dâng hiến đoạn cuối cuộc đời mình cho Phật tổ. Về câu
chuyện riêng giữa tôi và Tống Thị, tôi có trình qua mấy điểm chính để thầy
thông cảm và tôi tự cho mình đã phần nào thực hiện tình nghĩa đối với
nàng. Tất nhiên như thế chưa đủ. Nên tôi phải viết cả lại câu chuyện của