C
Dị nhân Giang say
ó thể nói nhanh cho vuông, khái quát về sinh viên thế hệ ấy
chỉ cần mấy từ thôi: Đó là thế hệ ốm đói về thể chất và
bế tắc về tinh thần. Hệ quả là sinh ra những đứa dở ông, dở
thằng, điên điên, khùng khùng đúng kiểu dị nhân nhưng
không biết tôi dị. Một thế hệ mà lý tưởng lớn nhất là cuối tháng
con mụ bán cơm răng vổ, mông như cái lồng bàn đừng đòi tiền nợ
tháng trước, còn hoài bão phi thường nhất là đầu tháng ở quê gửi
cho vài yến gạo xấu, mấy cân lạc nhân, ấm hơn nữa là cân cá khô
ăn dần những lúc hết sạch tiền.
Có lẽ vì thế mà bộ Giáo dục khi ấy đã có một quyết định rất
thông minh và đầy tính nhân văn, là không phát động chiến dịch
kiểu Mùa hè xanh tình nguyện như bây giờ. Các con giời sáng nhịn
đói, chập chững leo lên tầng 4 giảng đường có đứa còn tụt huyết áp
sức đâu mà giúp dân lợp nhà, đào ao và đóng gạch.
Thay cho Mùa hè xanh tình nguyện, anh em ký túc Mễ Trì phát
động chiến dịch “Ngủ vì ngày mai lập nghiệp”. Tức là ngủ một mạch
từ đêm hôm qua đến gần trưa hôm sau, kim đồng hồ chỉ 11 giờ
túc tắc xuống bể nước oánh răng, rửa mặt rồi xỏ tay túi quần đi
ăn cơm luôn. Phong trào này được nhân rộng khắp các khu nội trú
như Kiến trúc, Ngoại ngữ, Bách khoa, Xây dựng và Thủy Lợi, vì nó
rất thiết thực: vừa đỡ tốn calo vừa không mất tiền ăn sáng.
Giữa bối cảnh chạy ăn từng bữa toát mồ hôi thì vẫn có một nhu
cầu không thể cưỡng lại được, đó là yêu. Thời đó chưa có facebook
nên cách tương tác phổ biến của anh em nhà C1 với chị em C2 là