để thẩm vấn và tra tấn tiếp. Ở đấy có một tên mặc đồng phục Đức làm phụ
tá cho thằng Sonderfuerer. Hắn là loại người luôn luôn kín đáo, nhút nhát,
rất lịch sự với tù nhân và nói tiếng Nga rất giỏi. Tôi nghe đồn rằng hắn là
một trong những người Đức từng sống ở Liên Xô trước chiến tranh, từng là
công dân Xô viết. Có lẽ hắn tự xấu hổ với bản thân vì tất cả những gì đang
diễn ra trong trại tù.
Nếu trong những trại trước đấy giữa chúng tôi có nổ ra những cuộc
tranh luận chính trị gay gắt thì tại trại Lesnaya mọi người đều trở nên kín
tiếng. Thậm chí những người từng chỉ trích Liên bang Xô viết nay cũng im
lặng. Tất cả chúng tôi đều thấy rõ một thực tế đang đe dọa mạng sống của
mình, thần chết đang lôi chúng tôi đi dần dần từng người một, không cần
đếm xỉa gì tới vấn đề mà anh ta đang tranh cãi. Hắn là một tên “khiêu
khích” và thế là đã đủ để người đó bị đưa vào trong boongke và xa hơn nữa
là về thế giới bên kia. Khi trại giam trở nên hoàn toàn câm lặng, thằng
Sonderfuerer nghĩ ra một kế mới để bắt mọi người phải nói. Vài kẻ khiêu
khích lại gần một người trong khu nhà giam sĩ quan và đưa ra một câu hỏi
có vẻ thân mật: “Chúng ta đã thực sự thua trong cuộc chiến này sao? Nước
Nga đã tiêu ma rồi chăng?" và đại loại như thế. Kết quả là mọi việc lại như
cũ, cái boong ke vẫn luôn luôn chật người.
Những mối liên hệ giữa tù nhân ở các nhà giam khác nhau bị cấm
tuyệt đối. Việc vận chuyển hay trao đổi đồ dùng giữa các nhà giam cũng bị
cấm. Bọn Đức sợ điều gì – âm mưu, chaÏy trốn hay bệnh dịch? Vi phạm các
điều cấm ấy bị trừng phạt cực kỳ tàn nhẫn, cao nhất là đánh đòn công khai,
việc thi hành thường được giao cho đám người Tatar. Tù nhân ở khám phạt
phải đứng “nghiêm” trong nhiều giờ liền.