cầm tay. Nếu tổ lái là tân binh thì anh còn có cơ hội, nhưng nếu có lính cựu
trong xe thì gần như là không thể. Điều bất hạnh ở chỗ anh chỉ biết được
điều đó khi chiếc xe tăng thình lình quay lại và nghiền nát anh. Hay khử
anh bằng súng máy. Nhân tiện tôi hỏi, anh dùng từ “hạ gục” là có ý gì?
Chúng ta có loại lựu đạn chống tăng, nhưng chúng vô dụng khi chống lại
xe tăng hạng nặng. Không phải lựu đạn nào cũng đốt cháy được xe tăng!
Phải là người được luyện tập, lạnh lùng và có kinh nghiệm. Anh không có
nhiều cơ hội để tiến lại gần chiếc xe tăng, và anh còn ít cơ hội hơn nữa để
chạy xa khỏi xe tăng nếu không hạ được chúng. Trong phần lớn trường hợp
chúng tôi cố phá hỏng xích xe. Sau đó thì dùng đến bộc phá. Tổ lái không
cần phải bỏ một chiếc xe bất động, chúng có thể ở lại và tiếp tục chiến đấu.
Anh luôn phải đốt cháy xe.
Đây là bức ảnh bạn tôi, Alexander Shulgin, chụp vào mùa thu 1943. Tôi rất
mong các anh công bố bức ảnh này, bức duy nhất của anh ấy mà tôi có –
anh đã hy sinh khi đang chiến đấu ngày 3 tháng Tư năm 1944.
- Lúc đó thậm chí chúng tôi còn không có cả chai cháy ("Molotov
Cocktails" – Valeriy Potapov) Chúng tôi chỉ có lựu đạn cầm tay, hầu hết là
loại “quả dứa” (loại F1 - LTD). Vừa lúc ấy có vài người xuất hiện trên đỉnh
đồi – họ chạy hết tốc lực về phía chúng tôi. Điều đó có nghĩa là tuyến
phòng thủ của chúng tôi đã hoàn toàn bị bẻ gãy và đám xe tăng cùng bộ
binh cơ giới (Panzergrenadier) sắp ùa về phía chúng tôi.
- Sao lại có bộ binh cơ giới?
- Bọn Đức thường làm thế – xe tăng tiến công, theo sau là bộ binh cơ giới.
Đấy là lý do tại sao các đợt tấn công của chúng thật mạnh mẽ.