Nhưng tôi muốn anh biết là trước khi bắt chúng tôi đều xin ý kiến ông tỉnh
trưởng.
Tôi hỏi anh ta quy trình xin ý kiến được thực hiện như thế nào. “Ông
tỉnh trưởng đánh dấu những khu vực mà chúng tôi không được bắn phá nếu
không được phép đặc biệt của ông ta”, anh ta trả lời, nói đến từ “tỉnh
trưởng” với vẻ hết sức nghiêm nghị. Sau đó anh ta dẫn tôi đến xem bản đồ
hai huyện Đức Phổ, Mộ Đức và hướng sự chú ý của tôi vào ba dải đất dọc
theo Quốc lộ 1, mỗi dải rộng khoảng ba cây số, được khoanh lại bằng mực
đỏ. Cả ba dải này cộng lại khoảng bốn mươi tư cây số vuông trong tổng số
khoảng năm trăm cây số vuông diện tích vùng đất bằng phẳng đông dân
nằm giữa bờ biển và dãy núi, thuộc hai huyện trong tầm bắn của pháo binh.
- Đây là điều thực sự quan trọng, là điều mà tôi muốn anh biết. – Viên
thiếu tá nói. – Đây là khu vực cần bảo vệ thường dân Việt Nam đứng về
phía ta. Trừ khi binh sĩ ta bị bắn, còn không thì chúng ta không được nã
pháo vào ba dải đất nói trên nếu không được phép đặc biệt của ngài tin
trưởng người Việt.
Những đường tròn bằng mực đen trên bản đồ cho thấy vòng giới hạn
của tầm bắn của từng đại đội pháo. Những vòng tròn này chồng lên nhau
phủ kín toàn bộ khu vực dân cư, còn những chấm nhỏ màu xanh lá cây chỉ
ra mục tiêu cho hoả lực bắn quấy rối – đánh chặn thì lốm đốm khắp bản đồ
trừ ba khu vực không được bắn. Có một số hình vuông rộng màu xanh lá
cây, đó là những ô sẽ được hoả lực quấy rối đánh chặn bắn trùm lên trong
mấy ngày tới. Có một ô hình chữ nhật màu đỏ, rộng khoảng hai cây số, dài
khoảng bốn cây số, bao quát một khu vực gồm có ruộng lúa và làng mạc.
Viên thiếu tá giải thích đây là khu “tự do bắn phá”. Phần lớn các sĩ quan
đều xem các khu vực thường xuyên bị hoả lực quấy rối đánh chặn là “khu
tự do bắn phá”. Nhưng tại trung tâm pháo binh này, vì hầu như toàn bộ
vùng đông dân thuộc hai huyện đều bị hoả lực quấy rối đánh chặn bắn phá
thường xuyên, nên sĩ quan binh lính ở trung tâm gần đây chỉ áp dụng cụm
từ này cho một số ít khu vực cách biệt mà thôi. Theo định nghĩa mới, hẹp
hơn, một vùng bắn quấy rối – đánh chặn có nghĩa là vùng có mục tiêu “hấp