KÝ ỨC KHÔNG QUÊN - Trang 39

những người khác là nếu ai không chịu khai báo thì cũng sẽ đi theo người
kia. Thế là họ đã phải khai.

Tôi hỏi Sproul anh ta sẽ nói gì với dân chúng về chiến tranh sau khi về

Mỹ.

- Có thể khi về Mỹ, tôi sẽ tự co mình lại và không hề hé răng. – Anh ta

trả lời. – Sự việc ở đây tàn bạo quá mức nên sẽ chẳng có ai tin lời tôi nói
đâu. Và tôi cũng không muốn chết vì bực bội nếu phải cố tìm mọi cách làm
cho họ tin những điều tôi nói.

(Câu nhận xét “Người ở bên nước mình sẽ không ai tin lời kể của

chúng tôi đâu” là câu mà tôi nghe hầu như hàng ngày ở Quảng Ngãi từ
miệng những kẻ ủng hộ chiến tranh cũng như người chống lại cuộc chiến.
Lúc ở căn cứ Chu Lai, có lần người lái xe Jeep đang chở tôi đi – người lái
xe này cũng là một lính Mỹ đã tham gia chiến đấu – đột nhiên quay đầu lại
và nói với tôi:

- Ông sẽ không tin vào những chuyện đang xảy ra trong cuộc chiến

tranh này đâu.

- Những chuyện gì vậy? – Tôi hỏi lại.
- Ông sẽ không tin vào những chuyện đã xảy ra đâu. – Anh ta khẳng

định lại một lần nữa.

- Đó là những loại chuyện gì vậy? – Tôi lại hỏi tiếp:
- Vì ông cũng sẽ không tin có những chuyện đó, nên tôi nói với ông

làm gì.

– Anh ta trả lời, đầu lắc mạnh để biểu thị quyết tâm sẽ không nói cho

tôi biết. – Sẽ chẳng có ai muốn tìm hiểu cho rõ những chuyện đã xảy ra; và
sau khi cuộc chiến tranh này kết thúc, tất cả chúng tôi sẽ về Mỹ, và sẽ
chẳng có ai biết được những chuyện đó nữa.

Tôi đã không thể thuyết phục được người lái xe nói cho rõ thêm điều

anh ta đã đề cập.

Đáp lại những điều Sproul nói, Jackson, chàng trai quê ở Georgia cất

tiếng:

- Tôi biết. Tôi đã nhìn thấy mọi điều. Tôi đã thấy lính Mỹ khi ra trận

đã giận dữ đánh đập dân chúng – cả đàn bà và tất cả mọi người khác. –

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.