3
V
ào ngày 19 tháng 8, khi bay trên chiếc “vòng kính” hay trực thăng
OH-23 và phần đất bờ biển phía Bắc cách các huyện Đức Phổ và Mộ Đức
20 cây số, tôi mới có dịp thấy tận mắt các vùng đất mà trước đó tôi chỉ nhìn
thấy trên bản đồ pháo binh Đức Phổ khi trao đổi với sĩ quan của Lữ đoàn 3
Sư đoàn 4 mấy ngày trước đó. Chiếc OH- 23, với hai ghế ngồi trong vòm
kính nhựa trong suốt, cho phép tôi nhìn thấy mọi phía, trừ chỗ bị che lấp
bởi tấm thép nhỏ ở dưới chân và tấm dựa lưng ghế. Động cơ máy không có
gì che chắn, nằm ngay phía sau vòm kính và đỡ các cánh quạt dài trên một
trục kim loại; nằm sau động cơ là một cái đuôi bé nhỏ trông giống như
chiếc gậy nâng đỡ một chiếc rô-tơ nhỏ bên hông khối máy đặt trên các
đường rãnh hẹp bằng kim loại. Ban đầu, Lục quân Mỹ đưa trực thăng OH-
23 sang Việt Nam chỉ để sử dụng vào các chuyến bay trinh sát nhưng Lữ
đoàn 3 Sư đoàn 4 đã cải tạo chúng thành trực thăng vũ trang bằng cách
dùng một sợi dây thép treo lủng lẳng một súng liên thanh ở ngay cửa ra vào
nằm ở một bên vòm kính nhựa. Các phi công OH-23 thuộc Lục quân, hàng
ngày vẫn bay thám thính trên các vùng tuy đã bị tàn phá nhưng vẫn còn dân
chúng sinh sống.
Các chuyến bay này thường được gọi là “các phi vụ săn tìm loài sóc”
nhằm phát hiện kẻ dịch để sau đó, hoặc dùng súng máy tiêu diệt, hoặc chỉ
điểm cho pháo binh oanh tạc. Họ cho tôi biết trong ba tháng hoạt động, họ
đã đếm được 52 xác Việt Công; nghĩa là nhiều hơn số xác mà loại trực
thăng Huey lớn hơn của Lữ đoàn 3 thuộc Sư đoàn 4 xác nhận đã diệt được
trong cùng thời gian đó. Khi tôi nói chuyện với một toán phi công trực
thăng OH-23, một phi công trẻ cho biết nguyên nhân:
- Trực thăng Huey phải cất cánh khi đang còn ở cách xa mục tiêu
nhiều hơn so với trực thăng OH-23 mà lại phải quay về sớm hơn, và Huey