nhất Gary M. Nichols, quê ở Wynne vốn sắp tốt nghiệp khó thú ý được giao
việc chăm sóc các con bò mẹ và bê con sinh ra trong suốt chuyến đi này.”
[*] Chisholm: Tên con đường mòn để di chuyển gia súc từ phía Nam
bang Texas đi lên phía Bắc đến bang Kansas, hình thành khoảng hai mươi
năm sau cuộc Nội chiến Bắc Nam ở Mỹ. (Chú thích của người dịch)
Để thông tin cho báo chí, Lữ đoàn chọn một tấm hình chụp cảnh binh
lính đang xua đuổi đàn gia súc đi qua các cánh đồng lúa vừa mới cấy chỉ
nhú lên khỏi mặt nước năm bảy phân và ghi thêm một tiêu đề: “Đây là
ruộng lúa nước, không phải là cánh đồng cạn”. Khi nói đến chuyện này, các
sĩ quan Sư đoàn 101 tỏ ra thích thú, phấn khởi với ý nghĩ họ đã áp dụng
được việc dong đàn trâu bò, một việc làm đặc biệt, đặt Hoa Kỳ vào trong
khung cảnh của các ruộng lúa nước ở Việt Nam.
Nhiều tuần sau khi kết thúc cuộc hành quân Malheur II, tôi lại bay qua
thung lũng sông Vệ trên một máy bay FAC và quan sát thấy mọi ngôi nhà
đều bị phá huỷ. Viên phi công nói với tôi rằng sau khi xua đuổi hết dân
chúng, lính của Sư đoàn 101 đã phá huỷ sạch các làng này. Anh ta cũng lấy
tay chỉ toàn bộ các đồng ruộng đã đồng loạt biến thành màu nâu và giải
thích rằng chiến dịch Ranch Hand đã tiến hành rải chất độc diệt cây cỏ
xuống thung lũng.
Một vài ngày sau, tôi hỏi viên sĩ quan thông tin của Lữ đoàn việc huỷ
diệt đã diễn biến ra sao.
- Tôi e rằng anh đã nhận được tin tức sai. – Anh ta đáp. – Chúng tôi có
huỷ diệt thung lũng đâu!
Tôi nói rằng tôi vừa bay qua khu vực này và quan sát thấy đúng là
thung lũng đã bị huỷ diệt.
- Tôi không biết điều đó. Nhưng chúng tôi không huỷ diệt thung lũng.
Tôi hỏi anh ta giải thích như thế nào mới là huỷ diệt.
- Này! Khi tôi rời thung lũng, mọi cây cối vẫn còn y nguyên. – Anh ta
trả lời. Ngừng hồi lâu, anh ta nói thêm. – Chúng tôi không có kế hoạch huỷ
diệt thung lũng. Nhưng Việt Cộng đã quay lại thung lũng nên chúng tôi
chẳng còn cách nào khác là phải đưa hai tiểu đoàn trở lại đấy và thung lũng
bị huỷ diệt trong quá trình ngăn cản không để cho quân địch hoạt động.