Chương 4, Phần II, Đoạn 2 xác định rõ là các địa điểm tái định cư phải đi
lại dễ dàng bằng đường bộ và có nhiều tiềm năng hứa hẹn phát triển kinh
tế.
Tại nhiều đoạn, cuốn sổ tay giải thích rõ dân chúng là nạn nhân của
Việt Cộng cần phải được đối xử tốt hơn so với những người là nạn nhân do
các cuộc hành quân của Mỹ hoặc do thiên tai. Chương 5 trong cuốn sổ tay
nói về “cứu trợ tại hoạ” xác định rằng nếu có người nào trên mười tám tuổi
bị Việt Cộng giết, gia đình người bị hại sẽ được nhận bốn ngàn đồng,
nhưng nếu anh bị chết do những nguyên nhân khác, các khoản tiền sẽ được
gộp lại dưới đề mục “chết do bất cẩn” và gia đình chỉ được nhận ba ngàn
đồng. Ở cuối chương này, cuốn sổ tay ghi: “Trợ cấp nói trên chỉ áp dụng
cho những người tỵ nạn đã nhận cứu trợ tạm thời hoặc đã được tái định cư
hẳn trong thời gian dưới một năm. Quá thời hạn này, họ sẽ được coi là đã
trở lại đời sống bình thường”.
Cuối tháng 8, tôi nói chuyện với ông Hobson, nhà quản lý – một người
da đen có thân hình vạm vỡ, đã tốt nghiệp thạc sĩ về quản lý kinh doanh và,
trước khi sang Việt Nam để làm cố vấn cấp tỉnh về người tỵ nạn, ông ta đã
từng nhiều năm làm sĩ quan phụ trách ân xá tù nhân ở Mỹ và đã tham gia
nhiều dự án thanh niên ở Háclem[*]. Ông bảo tôi:
[*] Harlem: Nơi có nhiều dân da đen nghèo khổ sinh sống ở New
York.
- Kể từ ngày dân tỵ nạn đến đây, họ đã bị đối xử tồi tệ và chẳng hề
được ai chú ý. Hiện nay có năm ngàn người sống không nhà. Lý do đơn
giản là chúng ta chẳng có người và của cải để giúp họ. Tất nhiên đây là các
trại tồi tệ nhất. Hai trại tốt nhất là do Phật giáo đỡ đầu. Hầu hết các trại đều
có tình trạng là mười gia đình chen chúc nhau sống trong một diện tích
dành cho một gia đình. Và chẳng ai có việc làm. 85% dân tỵ nạn là phụ nữ,
trẻ em và người già. Nếu họ có chút ít đất nào để canh tác thì thường là đất
xấu nhất, bởi vì đất của chính phủ thường là loại xấu nhất. Chúng tôi đã cố
gắng tổ chức một lớp dạy nghề nhưng khó khăn cơ bản là ở chỗ này không
phải là một nước công nghiệp nên rõ ràng là chẳng thể tìm ra công việc gì
cho họ. Chúng ta không thể tách hơn mười hai vạn rưỡi nông dân ra khỏi