- Chúng tôi đã phải nhăn mặt làm trò hề để cho những người đứng
chung quanh cười. Chúng tôi đã cố gắng làm cho một ông già tuổi sáu
mươi mặt xấu xí bật cười nhưng ông lão chỉ đứng yên lặng, không hề nhếch
mép, dù chúng tôi đã làm đủ trò. Nhưng rồi khi tôi leo lên một cái thang để
chụp hình, tôi trượt chân té ngã, đến lúc ấy mới thấy lão già chết tiệt ấy bật
cười!
Trước khi tôi ra về, ông Hobson giải thích cho tôi rằng một trong số
những điều rắc rối nhất ông ta gặp phải là tìm xem loại thực phẩm nào
thích hợp cho việc ăn uống trong các trại. Sau gạo, lương thực chính của
hàng cứu trợ Mỹ là hạt mì. Tuy nhiên, ông Hobson đã phát hiện ra rằng dân
chúng trong các trại, kể cả người đang bị đói, đều bán số mì này cho người
nuôi heo, một phần vì họ không thích mùi vị cháo mì này nhưng chủ yếu vì
họ thấy phải tốn quá nhiều củi để nấu. Ở đây củi rất hiếm, đặc biệt là tại các
trại; và nếu sử dụng cỏ và cành cây tìm trong nhiều ngày chỉ để nấu một
bữa cháo mì thì chắc chắn là họ sẽ phải nhịn đói trong nhiều ngày sau đó,
giống như sử dụng gạo ăn cả tuần để nấu ăn trong một ngày. Ông Hobson
nói:
- Người Mỹ khó có thể biết chính xác người Việt Nam muốn cái gì. Ví
dụ khó có thể phân biệt một người giàu và một người nghèo. Cả hai đều
không có máy giặt và nhà trang trí kiểu cách. Sự khác nhau có thể chỉ là
chiếc xe máy để ở trước nhà. Do đó, lính Mỹ thấy người Việt Nam nào
cũng nghèo.
Ông Hobson nói đến công lao của ông Tề, người trợ lý mà ông rất quý
trọng, đã liên tục dạy cho ông về phong tục Việt Nam. Ông nói to như để
cho cả tôi và ông Tề cùng nghe:
- Ông Tề đang cố công luyện cho tôi để một ngày nào đó tôi sẽ trở
thành một người Việt Nam lịch thiệp thứ thiệt. Và việc đầu tiên cần giải
quyết là tiếng cười. Tôi vốn là người hay cười to tiếng và ông Tề nói đó là
vấn đề số một cần phải giải quyết. Nhưng ông phải là tôi, tôi phải trở thành
một người lịch thiệp với tiếng cười to của tôi. – Nói xong, ông lại cười rõ
to.
Trong câu chuyện giữa chúng tôi sau đó, ông nói: