chết vì máy bay oanh tạc (mà chúng tôi gọi tắt là K.B.A – Killed by Air).
Tất nhiên quân địch ở ngoài trời, không ẩn nấp, là loại mục tiêu mà chúng
tôi ưa thích nhất.
Tôi hỏi anh ta khi muốn xin phép oanh tạc thì phải làm gì.
- Trước tiên, chúng tôi kiểm tra khu vực xem có còn quân bạn không,
tiếp đó là gửi yêu cầu lên Trung tâm Không yểm Trực tiếp, và yêu cầu này
phải được viên tỉnh trưởng chấp thuận. – Anh ta nói. – Chúng tôi chưa bao
giờ thực hiện một cuộc oanh tạc mà không xin phép tỉnh trưởng trước. Ông
ta là người Việt, và ông ta biết tình hình địa phương nên phân tích đến cùng
thì ông ta là người biết rõ ai là bạn và ai là thù. Và dù sao thì, đây là đất
nước của họ, nên họ phải biết chuyện gì đang xảy ra.
(Sau này, tôi hỏi ông Hoàng Đình Thọ, tỉnh trưởng Quảng Tín về các
bước cụ thể thường được sử dụng để bảo đảm việc cho phép oanh tạc được
chính xác và biết rằng trước mỗi cuộc hành quân trong tỉnh, ông ta đã xác
định một số vùng nhất định, điển hình là các vùng xung quanh huyện lỵ - là
vùng không được phép oanh tạc, và cho phép các chỉ huy trưởng hành quân
trên mặt đất được toàn quyền oanh tạc các vùng còn lại trong khu vực hành
quân).
Viên thiếu tá giải thích rằng Không lực Việt Nam Cộng hoà có tổ chức
riêng, tách biệt với Không lực Hoa Kỳ nhưng cùng cất cánh từ các căn cứ
giống nhau. Không lực Việt Nam Cộng hoà sử dụng các máy bay tiêm kích
oanh tạc A-1 cánh quạt yểm trợ cho Quân lực Việt Nam Cộng hoà – loại
máy bay được Hải quân Mỹ sử dụng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.
- Không lực Việt Nam Cộng hoà có bộ phận FAC riêng của họ. – Viên
thiếu tá bảo tôi. – Họ hoạt động theo kiểu chúng ta vẫn làm. Một nửa của
căn cứ dành cho Không lực Việt Nam Cộng hoà và một nửa còn lại dành
cho chúng ta.
Tôi hỏi máy bay FAC của Không lực Việt Nam Cộng hoà chủ yếu làm
gì.
- Máy bay FAC của Không lực Việt Nam Cộng hoà thường theo dõi
các đoàn xe. Họ khá bận rộn trong công việc này. Nhưng đó là công việc
rất cần thiết. Không lực Việt Nam Cộng hoà dùng một phần sân bay Đà