KÝ ỨC VỤN 2 - Trang 185

Tạo hóa đã cho phố cổ một khoảng lặng lớn ấy là Bờ Hồ. Dân phố

cổ ra đấy để ngồi một mình ngắm mặt hồ phẳng lặng, chẳng ai ra đấy
để tụm năm tụm ba nói chuyện ồn ào, cái đấy dành cho khách vãng
lai. Nhiều người đi lại thong thả quanh hồ, chỉ đi một mình với vẻ
trầm ngâm rất chi là dân phố cổ, ít ai cặp đôi cặp ba vừa đi vừa nói
chuyện như khách vãng lai. Thế mới biết dân phố cổ thèm yên tĩnh
biết nhường nào, thèm và sợ mất đi yên tĩnh và thong thả ngàn năm
tạo hóa đã dành cho họ.

Cho nên nhiều khi mình cứ nghĩ vẩn vơ, rằng giá phố cổ Hà

Thành không có ôtô xe máy, cả xe đạp xích lô cũng không, sự nháo
nhác ồn ào người và xe chen chúc chẳng những chèn ép tâm tính phố
cổ mà còn phá vỡ kiến trúc tĩnh ngàn năm ông bà mình để lại.

Mình cứ nghĩ vẩn vơ, rằng mình và hầu hết những ai bây giờ về

phố cổ không phải muốn về nơi phố xá ồn ào mà muốn về ngôi làng -
phố chợ, một siêu thị cổ xưa, ấm áp và thân thiện. Dân Việt cổ xưa đi
chợ cũng là đi chơi, bán mua là phụ rong chơi là chính, vậy thì tại sao
chính quyền lại đổ lên phố cổ trách nhiệm của một trung tâm thương
mại?

Ép cũng chẳng được. Cùng với thời gian phố cổ đã dần tước bỏ

tính thương mại để lấy lại vẻ đẹp văn hóa ngàn năm của nó. Hàng
Than chẳng còn than, Hàng Tre chẳng còn tre, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Chai, Hàng Thùng... chẳng còn dấu vết hàng hóa mang tên
chúng. Không bán mua không ra chợ nhưng mình cứ nghĩ vẩn vơ,
rằng chợ Đồng Xuân chắc rồi cũng sẽ rũ bỏ nốt trách nhiệm thương
mại để trở thành cái chợ làng cổ xưa, nơi người ta đi chợ như đi hội.

Ừ, mình cứ nghĩ vẩn vơ rằng bảo tồn phố cổ là trả về cái tĩnh cái

thong thả cái trầm ngâm đất Thăng Long ngàn năm trước, bên một
Hà Nội hiện đại ồn ào náo nhiệt và gấp gáp. Sao cho khi đã mệt mỏi
với những ồn ào náo nhiệt của Hà Nội hiện đại, người ta có thể về với

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.