KÝ ỨC VỤN 2 - Trang 195

khắp nơi, bây giờ tụ cả vào đình làng. Ba Đồn lâu nay như cái xác
không hồn, ai nấy nhởn nhơ sống mà không biết mình đang ở trong
cái xác không hồn. Thật là đáng sợ. Thế mới biết một triệu đô thằng
Đức bỏ ra là rẻ, quá rẻ. Giữ được hồn làng cho con cháu muôn đời, ai
bảo một triệu đô là đắt.

Lợi râu nói đúng. Từ ngày có đình làng dân tha hương tứ xứ đều

háo hức muốn về làng, hễ gặp nhau là hỏi nhau hè này Tết này có về
làng không, có ghé thăm đình làng không. Dù Ba Đồn bây giờ là Thị
trấn, mai mốt sẽ lên Thị xã thì đối với dân Ba Đồn đấy cũng chỉ là
ngôi làng của họ. Nếu thằng Đức không cố công dựng cái đình làng,
ý niệm làng sẽ tan dần trong phố thị, cái tình làng cũng theo đó mà
tan theo. Bây giờ khác rồi, người ta không nói về Ba Đồn mà nói về
làng mình, hai tiếng làng mình vang lên mới ấm áp gần gũi làm sao.

Từ ngày có đình làng dân Ba Đồn mới có tục cô dâu chú rể ra

đình làng thắp hương vái cụ tổ trước khi vào lễ thành hôn. Đám tang
người làng đều phải đi qua đình làng, dừng lại trước cửa đình để
thầy cúng và người nhà dẫn vong vào bái biệt đình làng, lần cuối
cùng bái biệt quê hương. Rồi hội làng quên bẵng nửa thế kỉ nay đã
nhanh chóng được hồi phục, nửa thế kỉ mình mới thấy lại những trò
chơi thủa bé thơ đã thấy. Thấy cây đu, thấy cờ thẻ, thấy kéo co, thấy
bài chòi, thấy gà chọi, thấy thi nấu cơm... và lại thấy hai cái giếng
làng.

Giếng Cau ở phía Đông, giếng Cát ở phía Tây được coi là long

mạch của làng, thiêng lắm. Thiêng thế nhưng từ ngày Thị trấn phình
to ra, dân Thị trấn hết thảy dùng nước máy thì hai cái giếng cũng bị
bỏ quên, cả hai đều bị đất cát vùi lấp không còn dấu tích. Khi làng
biến mất thì giếng làng cũng chẳng có ý nghĩa gì, buồn thế đấy.
Thằng Đức lại bỏ ra mấy trăm triệu để khôi phục lại hai cái giếng.
Long mạch làng được hanh thông thì dân làng mới ăn nên làm ra,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.