KÝ ỨC VỤN 2 - Trang 194

hết đêm này sang đêm khác không biết chán, tán đủ chuyện trên trời
dưới đất, mày tau chi tớ loạn xị, nói tục văng miếng, rất vui.

Mình và thằng Lợi râu ngồi nhậu lai rai. Lát sau có thêm thằng

Dũng Ấm Đường, thằng Đại Phúc, thằng Thái Bình và thằng Xô
Viết. Món văn hóa Phan Long thì thằng Xô Viết là nhất. Nó bảo Ba
Đồn xưa gọi là Phan Long, đình làng Phan Long có từ thời hậu Lê,
có lẽ đình được dựng lên bởi thành hoàng làng Nguyễn Đức Tuân,
dân kính cẩn gọi là quan tả vì ngài có tước phong của vua Lê là Tả
Quân Công, phụ trách Bắc Bố Chính, tức phía Bắc Quảng Bình bây
giờ. Chỉ có ngài mới có khả năng dựng nên cái đình chứ dân Phan
Long ngày đó có một nhúm, nghèo khô xác mướp, làm sao dựng nổi
cái đình.

Đến năm 1965 đình làng Phan Long bị bom Mỹ san phẳng. Từ đó

cho đến năm 2007 không ai nghĩ đến chuyện dựng lại đình, quá nửa
dân Ba Đồn không còn nhớ vị trí ngôi đình xưa, nhiều người còn
không biết đã từng có một đình làng tồn tại gần ba trăm năm ở nơi
đây. Rất may có một người nhớ đến cái đình, đó là thằng Đức
(Nguyễn Xuân Đức), nó nhớ quay quắt, đến nỗi quyết định bỏ ra cả
triệu đô để xây lại cái đình. Chuyện này mình đã kể trong bài “Một
mình làm cả cái đình”, thôi không nói nữa.

Thằng Lợi râu, vẫn thằng Lợi râu, tụi mình vẫn gọi nó là thằng

hoài cổ, nói Đông nói Tây thế nào rồi cũng nhắc đến cái đình làng.
Nó bảo khi nghe tin thằng Đức bỏ tiền ra xây đình dân làng Ba Đồn
ai cũng phấn khởi đồng tình. Ừ thì nó có tiền làm được cái đình cũng
vui. Vui thì vui vậy thôi nhưng ít ai quan tâm làm đình để làm gì, tại
sao lại phải làm đình. Dân Ba Đồn có đời sống phố phường quen rồi,
bao nhiêu nét đẹp của văn hóa làng đều quên sạch. Đến khi đình làng
xây xong, to đẹp gấp mười đình làng cũ thì ai nấy mới vỡ ra chính
đình làng là nơi cất giữ hồn làng. Bấy lâu nay hồn làng phiêu tán

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.