KÝ ỨC VỤN 2 - Trang 202

Hàm Ninh, cả nhà bác Đồng Sĩ Nguyên nữa, họ là niềm tự hào của
dân quê mình.

Nhiều lần mình sang làng Hòa Ninh xã Quảng Hòa cố tìm xem

ngôi nhà mẹ anh Sơn (Trịnh Công Sơn) ở đâu nhưng tìm không ra.
Nghe nói trước đây bà ở làng Vụng Nổ sát sau Thị trấn Ba Đồn, sau
chạy giặc lên làng Hòa Ninh, cuối cùng mới vô Huế, lấy chồng sinh
anh Sơn ở đấy.

Trịnh Công Sơn thật sướng, anh có hai dòng sông quê cùng có tên

là Linh Giang. Dòng Linh Giang quê nội là sông Hương và dòng
Linh Giang quê ngoại là sông Gianh. Ấy là mình nghe ba mình kể
vậy chứ thực hư thế nào mình cũng không biết. Nhiều lần chơi bời
nhậu nhẹt với anh Sơn mà mình quên khuấy hỏi chuyện này, thật quá
tệ. Có lẽ mình tin ba mình, cứ đinh ninh như thế nên không hỏi nữa.
Cũng bởi vì mình nghe trong những ca khúc của anh vừa có chút gì
ngọt đắng, hờn tủi của sông Hương; vừa có chút gì thoáng đãng, dữ
dội của sông Gianh.

Ba mình nói xưa kia sông Gianh được gọi là Đại Linh Giang.

Theo Đào Duy Anh, cái tên này có từ thế kỉ 3, thời Tây Tấn bên Tàu,
cách đây chừng 1.700 năm. Sau này dân gọi tắt là Linh Giang trùng
tên với Linh Giang ở Huế, sông Hương ngày nay, là vì vậy. Mình có
quá nhiều kỉ niệm về dòng sông, những kỉ niệm từ thuở bé thơ cho
đến quá nửa đời người kí ức ấy không hề phai nhạt. Thế mà mình
không hề viết được gì về sông Gianh, trong khi anh Văn Linh quê Hà
Tĩnh lại có bộ ba tiểu thuyết Sông Gianh, hơn nghìn trang sách. Nghĩ
mà xấu hổ với anh Văn Linh.

Anh Văn Linh gắn bó với Sông Gianh hơn nửa sông Gianh. Bây

giờ đã sức tàn lực kiệt nhưng mỗi lần nhắc đến sông Gianh anh đều
nói rất nhiều, rất hào hứng. Một hôm mình hỏi anh, nói ấn tượng nhất
của anh về sông Gianh là gì. Anh nói ngay, ấn tượng nhất có lẽ là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.