nấy thèm được cầm điện thoại quay thử cái xem sao, nhưng sợ các
chú bộ đội, không dám.
Hồi đó các chú chỉ huy ở nhà mệ Vị, trước nhà mình. Trưa nào
mình cũng tót sang đứng ngắm cái máy điện thoại. Các chú bộ đội
mắt trợn tay chỉ, nói không được nghịch điện thoại nghe chưa, điện
giật chết đó. Còn nhỏ tí nhưng mình chả tin, nhưng mệ Vị thì tin.
Buổi trưa hôm đó các chú bộ đội đi vắng, có chuông điện thoại, mệ
từ bếp lật đật chạy ra. Không dám sờ vào ống nói, mệ rón rén đi tới,
cúi xuống chõ miệng về điện thoại, nói các chú đi khỏi cả rồi!
Chuông càng réo mệ nói càng to, chuông cứ réo làm mệ tức hét rất
to, nói vơ mấy chú nời, tui đã nói các chú đi khỏi cả rồi, điếc à! Hi
hi.
Mình cũng như mệ Vị, quê một cục. Năm 1982 mình đóng quân ở
Phước Tường - Đà Nẵng, thỉnh thoảng vẫn đến chơi ở Hội văn nghệ
Quảng Nam - Đà Nẵng, có khi ăn dầm ở dề ở đó cả tuần lễ. Hồi đó
lính tráng vẫn dùng điện thoại quay tay trong khi dân đã dùng điện
thoại bấm số, gọi rất oách là điện thoại tự động. Một hôm bác Xuân
Diệu bay vào Đà Nẵng, đến sân bay không thấy ai ra đón, bác gọi
điện về Hội, mình cầm máy. Bác Xuân Diệu nói cho bác gặp anh
Nguyễn Bá Thâm. Mình vâng rồi đặt ống nghe vào tổ hợp đi gọi anh
Thâm, chẳng hề biết đặt ống nghe vào tổ hợp là ngắt máy. Anh Thâm
chạy đến thấy máy bị ngắt, không biết bác Xuân Diệu gọi từ máy nào
để gọi lại. Tức điên anh chửi mình, nói thằng ni ngu chi ngu tàn bạo.
Mình đứng tẽn tò, thẹn đúng một buổi chiều, bây giờ nghĩ lại vẫn còn
thẹn. Hi hi.
He he dân mình cũng may, toàn được đón tắt đi đầu, chưa kịp
công nghiệp hóa thì thiên hạ đã công nghiệp sạch bách, dân mình xài
thoải mái các sản phẩm “công nghiệp hóa” của thế giới, khỏe re.
Đang khi chưa có xe đạp thì xe máy đổ về ầm ầm. Nhiều người xe