ho, virus nhập vào máy thì khốn. Nó cười khoái chí, nói từ khi rời
phòng vi tính, tự nhiên thấy mình sang trọng hẳn lên, tâm trạng giống
như mình vừa đi Liên Xô về vậy.
Hi hi thời đó vậy đấy. Có nơi không gọi là máy vi tính, gọi thế quê
mùa chết, người ta gọi là computer, cái biển đề: Phòng computer,
không phận sự miễn vào! Có người còn kể, ở một cơ quan, ông giám
đốc cấm toàn bộ nhân viên nam không được để râu, vào phòng máy
vì sợ... “vi rút”. Chả ai biết virus là con gì, chỉ biết nó là kẻ thù của
máy vi tính. Có người còn bảo người sử dụng vi tính nếu không cẩn
thận cũng sẽ nhiễm virus. Virus vi tính cũng nguy hiểm như virus ung
thư. Kinh! He he.
Hình như các nhà văn ở Hà Nội, Bảo Ninh có máy vi tính sớm
nhất, từ năm 1994 Bảo Ninh đã viết văn bằng máy vi tính. Sau đó là
Trần Đăng Khoa, ông này rất thích chơi máy vi tính và mobile, cứ đời
mới nhất là ông xài, tốn kém bất chấp. Hồi đó mình ngưỡng mộ hai
lão này lắm. Thế mới gọi nhà văn chứ, đâu phải quê mùa như mình,
đến năm 1996 vẫn viết văn bằng bút mực, bút bi, viết đau cả tay, có
cục sẹo rất dày ở ngón tay trỏ.
Một hôm mình đến nhà Bảo Ninh, thấy hắn đang ngồi trước máy
vi tính, một tay cầm điếu thuốc Camel, tay kia cầm chén rượu Red
Label, mắt lim dim. Trời đất sao mà sang trọng thế, hi hi. Mình xin
nó thử xem cái máy vi tính, nể lắm nó mới miễn cưỡng nhường chỗ,
nói ông chỉ rê con chuột thôi nhé, cấm đụng vào bất kì cái gì trên bàn
phím. Mình nói rồi, ông yên tâm. Nhưng chỉ cần nó quay lưng là
mình bấm loạn cả lên, hết thử cái này sang thử cái khác. Bỗng máy bị
treo, cứ đơ ra, rê chuột không được, bấm cái gì cũng không được.
Mình loay hoay toát cả mồ hôi hột vẫn không làm sao được, thế cùng
phải gọi Bảo Ninh. Nó chạy tới nhìn máy nhíu mày, nói chết mẹ virus