ở miền Trung, vỡ hồ chứa bùn đỏ do khai thác titan tại Bình
Thuận, khai thác bauxit ở Tây Nguyên... Đó là những ví dụ
về khai thác tài nguyên gây tác động xấu đến môi trường.
Trong khai thác khoáng sản đòi hỏi mức đầu tư cao hơn
mới có thể bảo vệ môi trường, đó là lí do chính để không ít
nhà đầu tư tìm mọi cách lẩn tránh các chi phí này. Các nhà
kinh tế gọi đây là "ăn quỵt" môi trường. Nếu cơ quan quản
lí không vững tay mà bỏ qua, đó là thiếu trách nhiệm; nếu
tham gia luôn vào bộ máy ấy, đó là thiếu đạo đức.
Có thể nói, nếu lấy một đồng của môi trường hôm nay,
thế hệ tương lai sẽ phải trả hàng ngàn đồng để khắc phục.
Không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong các
dự án đầu tư là một hình thức tham nhũng trong khai thác
tài nguyên thiên nhiên.
Những núi đá vôi trải qua bao thế kỉ mang hình ảnh
nên thơ, do nhu cầu làm đường sá và sản xuất xi măng,
nhiều khi người ta dùng mìn phá làm lở lói, sạt lở từng
mảng như những vết thương trên cơ thể, trông thật tang
thương. Một công ti nọ tự tiện phá núi mở một con đường
trong vùng đệm của Di sản thế giới vịnh Hạ Long chỉ vì lợi
ích trước mắt, bất chấp sự xâm hại Di sản.
3-
Núi đồi là nơi cây cối mọc lên tạo thành những
cánh rừng nguyên sinh, là thế giới sinh sống của muôn loài
muông thú. Xưa kia con người sống trong rừng, trong hang
núi, sống hòa đồng với thiên nhiên, họ là một bộ phận của
thiên nhiên.