Nước ta là xứ sở nhiệt đới gió mùa, khí hậu phù hợp
cho rừng mưa phát triển. Trong rừng cây mọc nhiều tầng,
có cây vươn cao hứng ánh mặt trời, có cây tầng giữa, có cây
mọc leo, có thảm xanh phủ kín mặt đất... Rừng nước ta có
tính đa dạng cao, nhiều loài động vật mới được phát hiện.
Trước đây, phần lớn đất nước ta có rừng che phủ. Đến
trước năm 1945, mặc dù đã trải qua thời kì thực dân khai
thác thuộc địa, rừng vẫn còn chiếm tới 43% diện tích đất tự
nhiên. Nhưng đến nay, rừng nước ta chỉ còn khoảng 30% ,
kể cả rừng tái sinh, rừng mới trồng.
Những tưởng nước ta "rừng vàng biển bạc". Nhưng
thật đáng buồn, Việt Nam là nước có tỉ lệ rừng trên đầu
người thấp nhất thế giới, với khoảng 0,14 ha/người. Trong
khi con số trung bình trên thế giới là 0,97 ha/người, tức gấp
7 lần chúng ta!
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Chiến
tranh tàn phá, nạn du canh du cư, kĩ thuật canh tác lạc
hậu, dân số tăng nhanh, đất chật người đông, nạn phá rừng
làm đất ở, làm nương rẫy... Đặc biệt phải kể đến nạn lâm
tặc hoành hành chặt phá, khai thác gỗ quý. Mặc dù có
chủ trương trồng cây gây rừng, nhưng sự bù đắp không thể
so với rừng đã mất, và chất lượng rừng cũng bị suy giảm
nghiêm trọng.
Sự mất mát và suy giảm rừng đã gây nhiều tổn thất
lớn về kinh tế và cả về phát triển xã hội một cách lâu dài.
Những trận lụt rất lớn trong mấy năm qua ở hầu khắp các
,186