LÃ MAI NƯƠNG - Trang 207

chằng kém gì sắt, mà còn hay hơn ở chỗ dẻo dai, nhẹ nhàng nhờ đó người
sử dụng không mất sức. Gỗ gì mà lạ vậy?

- Hiền điệt không biết là phải. Đây là cây Thiếu lâm Mộc Côn, hay là

Tung Sơn Côn cũng vậy, bằng gỗ trai. Thứ gỗ này còn có một tên nữa là
Quyện Thạch Mộc, nghĩa là gỗ quánh lại rắn như đá.

Thứ cây quý này được lấy giống từ Tây Tạng do Đạt Ma thiền sư người

thành lập Thiếu Lâm tự, đem về trồng và gây giống ở Tung Sơn.

Có một điều lạ là Quyện Thạch Mộc chỉ chịu mọc ở đất Tung Sơn, nó ưa

khí hậu khu này, ngoài ra trong toàn thể lãnh thổ Trung Quốc, chí có độ vài
cây Quyệnh Thạch Mộc trong dãy Côn Luân, trong khi nó mọc thành rừng
um tùm bao phủ khắp khu vực thuộc Thiếu Lâm tự.

Phái Thiếu Lâm dùng Quyện Thạch Mộc theo phương pháp riêng do Đạt

Ma sư tổ truyền lại, làm côn, cung, cán các thứ võ khí như thương, kích, đại
đao, phủ, võ đao, kiếm, vân vân…

Trước hết cây phải đủ tuổi, từ năm chục năm trở lên mới dùng được. Bởi

vậy đời này trồng cho đời sau dùng và cứ lần đi, kể từ đời Tống Thái Tổ
Triệu Khuông Dần, là lúc Đạt Ma sư tổ rời Tây Tạng vào Trung Quốc lập
nên Thiếu Lâm tự ở Tung Sơn, Tuyền Châu.

Khi các môn đồ hạ Quyền Thạch Mộc, phát hết lá và các cành nhỏ rồi

lăn cây xuống lòng suối.

Trên hai năm, vỏ cây bị mục, trái lại gỗ bắt đầu rắn lại, cho nên phải trục

cây lên khỏi suối tạo thành các dụng cụ, rồi lại bỏ xuống suối ngâm trong
nhiều năm nữa mới được vớt lên phơi khô cho vào trong hồ dầu. Thời gian
ngâm lâu ít nhất là một năm, các thớ gỗ trét quánh lại rắn như thép cũng là
lúc được sử dụng.

Thế hệ trước tạo võ khí cho thế sau dùng là như vậy, công phu biết

nhường nào?

Lâm Diên Khánh nghe Cầm Nguyên Hãn giảng dạy về cây Thiếu Lâm

côn lấy làm thích thù, bèn hỏi :

- Bá phụ thuộc phái Thiếu Lâm?
Vị lão bối lắc đầu :

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.