Lẹ chân, Tòng Hổ chạy thoát, lang thang lẩn lút trong các vùng sơn cốc,
không dám ló mặt ra nơi thị trấn, châu, huyện đông người.
Chẳng bao lâu, lộ phí và lương khô hết nhẵn, Tòng Hổ phải nhịn đói tới
mất ngày, uống nước suối chịu trận.
Một hôm, không đi nổi nữa, y nằm phục xuống phiến đã dưới gốc cây
gần của khu rừng lớn nơi giáp giới đất Ba Thục, bọc hành lý và cây giáo bỏ
vương bên cạnh.
Tăng Tòng Hổ thiếp đi không biết bao nhiêu lâu, đến khi chợt tỉnh dậy
thì thấy mình nằm ngửa trên bục gạch một ngôi am nhỏ đổ nát điêu tàn.
Lạ lùng, bỡ ngỡ, Tòng Hổ ngồi nhỏm dậy, nhớ ra mình bị đói nhiều ngày
ngất trong rừng… Nhưng, quá lạ! Sao bây giờ không thấy ruột gan cồn cào
như trước nữa?
Nhìn quanh, y thất bọc hành trang để ở góc bục, còn ngọn giáo thì dựng
góc bàn thờ đổ nát tượng Phật long lở đổ lổng chổng. Tòng Hổ liền đừng
phắt dậy, đi ra của am nhưng giựt mình đứng sững lại.
Trên thềm am cổ, một lão đạo sĩ mập mạp, hình dung cổ quái, cặp mi
trắng như cước, mắt nhắm nghiền, hai tay chắp lên ngực, ngồi xếp bằng
tròn trơ trơ như pho tượng đá.
Tăng Tòng Hổ chưa biết xử trí ra sao, lão đạo sĩ cổ quái đã nói :
- Thiếu niên tên chi? Tại sao nằm ngất trong rừng? Nếu không gặp ta
đem về đây thì đã làm mồi ngon cho thú dữ đó?
Lanh trí, Tòng Hổ bước vội ra trước mặt đạo sĩ quỳ lạy :
- Con họ Tăng tên Tòng Hổ, cách đây mấy thắng, gia thúc mãi võ kiếm
ăn chẳng may bị quan quân nhà Thanh nghi là giặc cướp bắt đêm về hành
hình. Từ đó, tứ cố vô thân, con đói quá ngất ở cửa rừng may được đạo
trưởng cứu mạng, ơn trời biến ất bao giờ dám quên, Lão đạo sĩ mở mắt
chăm chú nhìn thiếu niên đang quỳ mọp trước mặt :
- Người có muốn theo ta học võ nghệ không?
Đang không nơi nương tựa lo bị quan quân lùng bắt, bỗng được dị nhân
chấp nhận nuôi dạy, Tòng Hổ mừng rỡ lạy luôn ba lạy :
- Được theo thầy học võ là sở nguyện của đệ tử, từ nay đệ tử quyết chí đi
theo, dẫu khổ hạnh cũng chẳng từ nan.