thì rút ra sao được nữa!”
Từ đó, Tăng Tòng Hổ theo thầy qua Tứ Xuyên sang Tây Khương học võ
luôn sáu năm trường, thọ hưởng được bản lãnh cao cường.
Một hôm, Bạch Mi đạo nhân đưa cho Tòng Hổ cây giáo Trường Sà mà
rằng :
- Thập bát ban võ nghệ, hiền đồ đã tinh thông, tinh hoa võ thuật thâu
nhận được khá đầy đủ. Với công phu ấy, hiền đồ ra đời dư sức bào thù cha
và có thể đường đầu với anh hùng thiên hạ rồi.
- Bẩm, sư phụ định cho đệ tử hạ sơn sao? Đệ tử mong được nán lại học
hỏi thêm…
Bạch Mi ngắt lời :
- Vô ích! Kẻ thù là Cam Trường Mâu, một nhân vật hữu danh trong giới
giang hồ, ta nói con dư sức báo phụ thù, thiết nghĩ tưởng chẳng cần phí
ngày giờ tại chốn sơn cùng thủy tận này nữa! Ta chúc hiền đồ may mắn.
Tiền có, y phục đầu đủ, mong cây giáo Trường Sà này giúp con thành công.
Biết tánh Bạch Mi không ưa nói nhiều, Tăng Tòng Hổ đành thu xếp hành
trang biệt thầy và mấy bạn đồng môn vác giáo Trường Sà xuống núi.
Ra khỏi khu vực Tây Khương, Tăng Tòng Hổ theo đường cũ tìm đến các
nơi quen thuộc với Tăng Đạo khi xưa tái giao bè bạn. Bọn lục lâm cường
đạo thấy Tòng Hổ là trang mãnh hán tài nghệ siêu quần nên suy tôn, sợ hãi,
e nể như thánh thần.
Bởi vậy, họ Tăng đang máu niên thiếu, đâm ra kiêu ngạo, chứng nào tật
nấy, cướp bóc tiêu xài, gian dâm phụ nữ không biết bao nhiêu mà kể. Ở nơi
này một năm, chỗ khác đôi ba năm, gây nhiều án mạng trong đám dân lành,
nên thành tước hiệu Hắc Sát Cô Thần.
Nhiều năm sau, khi đã ngoài tam tuần, Tăng Tòng Hổ mới lên tới Đan
Châu tìm đến Cao sơn thì họ Cam đã rời đi nơi khác từ lâu rồi.
Y lên Độc Sơn thăm mộ cha. Nấm mồ đã bị tuế nguyệt phong sương san
phẳng chẳng biết đâu mà kiếm. Nơi sơn trại cũ cỏ mọc bao trùm không còn
dấu tích.
Hỏi thăm, không một ai biết Cam Trường Mâu đã thiên đi nơi nào, nên
Tăng Tòng Hổ lại hạp bè đặng một mặt cướp bóc, một mặt dò la khắp nơi