Đới Thành Lang xây bến Giang Trung cực kỳ lớn. Nhờ đó người ta kéo
đến đó lập cơ sở doanh thương phồn thịnh ngày một đông đúc, không bao
lâu nhà cửa mọc lên như nấm, đường sá khang trang, huyện thành lan rộng
đến tận bờ sông.
Tới đời Dân quốc, Giang Trung trở thành thương cảng lớn trên tả ngạn
Trường Giang, tàu bè xuất nhập như mắc cửi, ít ai ngờ được chính Càn
Long đã qua đây trừ thủy khấu, nhờ vậy bến Giang Trung thơ mộng với
những chặng liễu cổ thướt tha soi bóng nước đã bước vào một thời kỳ tân
tiến sau này.
Điều mà người Hán trách Càn Long sau này là trong cuộc du hành Giang
Nam, nhà Vua chủ ý diệt tan phái Thiếu Lâm để ngăn mầm cách mạng Diệt
Thanh Hưng Hán.
Nếu không có điều bất ngờ sau này đảo lộn cả chương trình gây nội
chiến giữa các võ phái thì ngôi chùa Thiếu Lâm cổ kính rộng lớn uy nghi
đã chẳng tồn tại tới ngày nay, gây nên một thiên trường hận cho bao nhiêu
môn đồ của phái võ danh giá ấy.
Đó là chuyện sau.
Chiều hôm đó, sau khi huyện quan Giang Trung đi khỏi, các chủ quán
bên sông hùn nhau bày một bữa tiệc linh đình khao vị anh hùng Cao Thiên
Tứ.
Yến tiệc thì nhà Vua thiếu gì trong chốn Hoàng Thành, nhưng bữa tiệc tự
nhiên của nhân gian, hẳn vị Hoàng đế chí tôn trị vì muôn dân quả chưa bao
giờ được hưởng. Nên vui chén, Càn Long tuy tửu lượng khá nhưng vẫn bị
say mèm túy lúy càn khôn bất chấp cả Thiên, Địa. Chu Nhật Thanh phải
săn sóc vực nhà Vua vào phòng ngủ một mạch hôm sau mới tỉnh dậy, sửa
soạn quá giang vào địa phận Nam Kinh.
Nhà Vua cùng Chu Nhật Thanh vào thành dạo qua mấy phố, thấy Kiến
Tân tửu lầu ở Thạch Đàn lộ khang trang vừa ý liền rẽ vào lấy phòng trọ
luôn mấy ngày, dạo khắp đó đây rất mực đắc ý.
Một hôm hai cha con nhà Vua đang đủng đỉnh xem phong cảnh nơi
ngoại thành giáp với vùng trang trại, bỗng đâu có một người đứng tuổi