- Gớm! Tay gì mà cứng như sắt, chạm phải tay còn đau hơn bị té trầy
hông. Sư mô gì mà khiếp quá!
Từ đó, Mai Nương và Tử Long có ý dò xem lai lịch và hành động của vị
hòa thượng này nên khi Lý Phúc Vĩnh, Tưởng Nguyên Sơn và Hứa Chuẩn
đến dự tiệc.
Tử Long đem việc gặp hòa thượng dữ tướng ở thang lầu thuật lại cho ba
vị tiêu sư nghe.
Tưởng Nguyên Sơn nói :
- Nhị vị đừng lấy làm lạ. Đạo giới ở Trương Gia Khẩu cũng có nhiều thứ
người. Hòa thượng Hán, Mãn, Mông nhan nhản, phần đông đều cao lớn,
lực lưỡng, nhất là hai giống người Mãn Châu, Mông Cổ. Thoạt nhìn, ta có
cảm tưởng họ hung hãn như đầu đà Hán tộc, thật ra nét mặt dữ tợn nhưng
tâm địa rất lành.
Mai Nương lắc đầu :
- Nhưng không phải là trường hợp của gã đầu đà gặp ở thang lầu. Chúng
tôi từng thấy hòa thượng Mãn, Mông ở Bắc Kinh, Lư Câu kiều. Diện mạo
lầm lì dữ thật, trái lại cặp mắt thật nhân từ, chớ không như cặp kim điểu
nhãn của tên hồi nãy.
Cam Tử Long hỏi :
- Trương Gia Khẩu có ngôi đại tự nào khiến quý vị phải chú ý không?
Lý Phúc Vĩnh nhìn hai bạn đồng nghiệp như muốn hỏi ý kiến.
Tiêu sư Hứa Chuẩn đáp :
- Tại địa điểm biên ải này là bốn ngôi thiền viện. Một của người Mãn ở
trong thành phía Tây Môn. Một ngôi riêng của người Mông Cổ gần Nam
Môn. Ngôi thứ ba của hòa thượng người Hán ở gần chùa Mông, cách nhau
bởi một khu đất lớn. Cả ba thiền viện này đều ở nội thành. Cổ kính nhất là
ngôi chùa Mông Cổ xây dựng từ Nguyên triều. Sau đó là chùa Hán tộc có
từ thời Minh Thành Tổ. Chùa của Mãn tộc mới nhất, xây từ hồi Thuận Trị
vượt biên ải vào Trung Quốc lập nghiệp đế. Ngoài ra còn có một ngôi đại
tự nữa ở ngoại thành lối Tây bắc. Tôi chưa tới đó dâng hương bao giờ,
nhưng nghe nói chùa ấy cực kỳ rộng lớn oai nghiêm. Các hòa thượng trụ trì
bất phân Mãn, Hán, Mông.