hoành hành ở khu vực phía Đông nam Nhiệt Hà gần Sơn Hải quan nên Đại
Toàn mới về Hổ Đầu sơn cùng ở.
Tòng Hổ nhận lời, lúc đi lúc ở bất thường. Phần vị y lo dòng dõi Cam
Trường Mâu báo thu, phần vi y ưa lưu động nay tung hoành nơi này. Mai
vùng vẫy nơi khác để “kiếm ăn” đỡ lo hơn lập sơn trại chiêu nạp đồng đẳng
nhiều điều bó buộc. Tăng Tòng Hổ không ở chỗ nào nhất định.
Tuy vậy, sau khi Sử Đại Toàn thiết lập Hổ Đầu sơn trại, Tòng Hổ vẫn
thường qua tại trú ngụ lúc năm bữa, nửa tháng, lúc vài tháng rồi đi biệt lâu
lâu mới trở lại không chừng, như thế suốt trong mấy năm trời. Đó là thời
gian mà Ngũ Bạch Đường và Lý Phúc Vĩnh gặp Tăng Tòng Hổ tại Thủy
Tiên lầu Bắc Kinh.
Ra khỏi ải Trương Gia Khẩu, Song hiệp và Bóc Đề Nhĩ đi vào địa phận
Nhiệt Hà.
Thật ra hai tỉnh Nhiệt Hà, Sát Cáp Nhĩ cũng như Ninh Hạ, Tuy Viễn là
phần đất nội Mông. Nhưng từ khi Thuận Trị giúp Ngô Tam Quế trừ Lý
Sấm, họ Ngô thấy khí thế nhà Minh đã hết không thể cố gắng hồi phục
được nữa bèn mời Sơn Hải quan rước Thuận Trị vào lập nghiệp đế ở Trung
Quốc.
Khí thế Mãn tộc lúc đó đang vượng, bộ đội Mãn Châu hùng mạnh tiến
vào Quan nội. Dân Mãn cũng theo đà từ Đông Tam Tỉnh tràn xuống lập
nghiệp, kẻ đi xa thì vào Quan nội, người đi gần ở Quan ngoại. Họ định cư ở
phía Đông Nhiệt Hà rồi lần lần trà trộn tiến sang phía Tây và Tây bắc sanh
cơ, lập nghiệp lan tràn khắp hai tỉnh Nhiệt Hà, Sát Cáp Nhĩ. Qua mấy thế
hệ sau, truyền đến thời Càn Long thì người Mãn ở hai tỉnh này đông hơn
người Mông.
Người Hán cũng từ Quan nội vượt ải ra đó định cư buôn bán ngày một
đông, canh tân hóa hẳn lối sống man rợ của dân Quan ngoại. Đó là một
việc trái ngược.
Minh triều đổ, dân Hán võ lực và thế lực chánh trị thua kém, bị Mãn tộc
chinh phục, nhưng nhờ dân số đông, trình độ văn hóa cao hơn, thành thử
Mãn tộc vẫn phải coi theo phép cai trị, nên văn mình của Hán tộc và một
thời gian sau kẻ chinh phục bị đồng hóa, đồng chủng với dân bị trị. Với