năm mươi cân lên tới bờ suối gần chùa Bạch Vân. Sau đó, môn đồ luyện
Thần Công lại phải chuyển dời đống đá đó từ bên suối xuống sườn núi trả
về chỗ cũ. Khởi đầu còn phải gắng công mệt nhọc, về sau các môn đồ coi
việc di chuyển thạch phiến ấy như một việc thường không khó nhọc. Đó là
lúc họ đã thành công trong việc luyện Thần Công và trên mặt đất phẳng có
dư sức đẩy ngang hoặc vác lên khỏi đầu một sức nặng ước lượng độ một
đên ba trăm cân.
Luyện Nội Ngoại Thần Công đến bực này thì được liệt vào mức độ
thượng thừa ít người bì kịp. Môn đồ cần phải Thiên Tiên Hoàn Túc dầy
công luyện tập mới mong thành công. Lúc đó hai cánh tay thừa sức khỏe
dìu nổi Tứ mã không cho chạy, hoặc cử nổi khỏi đầu đi lại như thường một
vật nặng dư ngàn cân có quai hay có chỗ khả dĩ cầm được, như đồng lư
hoặc thiết đảnh chẳng hạn.
Khi xưa, Hạng Võ muốn biểu lộ đại lực thâu phục hai tướng Hoàn Sở,
Vũ Anh trong Đồ Sơn, bèn theo lời thách thức của Hoàn, Vũ đến trước
miếu Võ Vương thử sức.
Trước miếu có một chiếc thiết đảnh ba chân cao bảy thước, bề vòng năm
thước, giữa hai vú đảnh một bên đề Ngũ Thiên Đảnh một bên đề Bất Khả
Di. Qua bao nhiêu triều đại, chiếc đỉnh đó vẫn trơ trơ cùng tuế nguyệt, ba
chân ăn lún xuống đất sâu tới ngót tấc.
Đứng trước thiết đảnh khổng lồ ấy, Hạng Võ bảo mọi người thử trước
xem có đẩy đổ nổi hay không. Nào tướng, nào quân, người nào cũng như
châu chấu đá xe, mồ hôi toát đầm áo, miệng thở hồng hộc mà thiết đảnh
vẫn trơ như ngọn Thái Sơn. Tức thì, sau khi ai nấy đều xin chịu, Hạng Võ
sắn tay áo, bước tới, vận dụng toàn lực đẩy mạnh. Thiết đảnh nặng nề đổ lật
sang bên, cày cả đất. Hạng Võ cúi xuống cầm hai chân đảnh nhấc bổng lên
khỏi đầu, đi ba vòng trước sân miếu rồi đặt thiết đảnh xuống chỗ cũ. Hai
tướng Hoàn Sở, Vũ Anh và toán binh tướng tháp tùng thất kinh, hoan hô
thần lực.
Theo sử thì chiếc đảnh đó nặng dư ngàn cân mới có tên Ngũ Thiên Đảnh.
Trái lại, pho Võ Thuật Tùng Thư, chương Thần Công Đề Khí có một đoạn