Ngũ Mai vốn thuộc nữ giới, muốn trụ trì ở gần nhà, vả lại cũng ham mến
cảnh Bạch Hạc sơn nên nhường chức sư trưởng Thiếu Lâm cho sư đệ Chí
Thiện.
Ngũ Mai tánh ưa thích vân du khắp chốn hải hồ mà vị trí Sư trưởng
Thiếu Lâm tự trách nhiệm rất nặng nề, không mấy được rời nhà chùa, trừ
khi nào đào luyện được một trưởng tràng có đủ tư cách về cả hai phương
diện: đạo hạnh và công phu.
Quy luật Thiếu Lâm tự thật nghiêm khắc, nhất là đối với tăng đồ. Tuy
nhà chùa là một võ phái, ngoài giờ tập luyện công phu, toàn thể chư tăng
vẫn phải người nào nhận phận sự ấy, không được xao nhãng kinh kệ nhật
tụng. Đạo hạnh cao, kinh pháp làu thông, vị tăng Thiếu Lâm tự được Sư
trưởng tùy tài phân cấp bực từng người thuộc phương diện Đạo giới.
Một vị tăng võ thuật cao nhưng đạo hạnh kém, không thể vượt bực lên
cấp trên nhằm chức Trưởng tràng, hoặc đạt trình độ được Sư trưởng cho
phép đi nơi khác điều khiển một ngôi tiểu tự. Trái lại vị tăng đạo có đứng
hạnh cao nhưng kém phần võ thuật cũng chịu chung một ảnh hưởng.
Bởi quy luật Thiếu Lâm tự nghiêm khắc đến như vậy nên chư tăng luôn
luôn cố gắng hòng được vượt bực. Tỉ dụ một tăng nhân muốn vượt cấp bực
trong chùa, trước hêt sphải chịu qua một khóa thi về kinh pháp.
Đạt về kinh pháp rồi, tăng nhân đó phải chịu cuộc sát hạch về võ công.
Sát hạch võ công chia làm hai cấp:
Cấp thức nhất, thảo luận về phương pháp khổ luyện, côn phu toàn thể.
Qua được kỳ khảo luận, tăng nhân dự thí phải thực hành bằng hai lối. Lối
thứ nhất là biểu diễn công phu đã thâu nhận được trong thời ký theo học.
Biểu diễn hoàn toàn rồi, tăng nhân dự thí đó phải song đấu với vị đống
đạo thuộc cấp trên mình. Nếu đấu ngang tay không hề bị suy kém trong hai
trăm hiệp từ quyền thuật đến khí giới, tăng nhân đó được sư trưởng phê
chuẩn trúng cách lên cấp trên.
Trái lại, tăng nhân dự thí do công phu cá nhân ngấm ngầm khổ luyện
thắng người cấp trên, sẽ được vượt bực. Nhưng đó là trường hợp hãn hữu,
đấu ngang tay cũng đã khó lắm rồi, vì lẽ vị tăng ở cấp trên lúc nào cũng
chăm tập luyện để giữ vững địa vị của mình.