Cứ tuần tự như thế tiễn mãi, chừng nào tăng nhân vượt hết cả cấp bực, kể
từ lúc quy y thế phát cho đến khi thành một vị đại tăng vượt hết mọi bực
đạo hạnh và công phu, thì sẽ được sư trưởng tính thời gian quy y nhắc lên
bực trưởng tràng.
Thí dụ, hai vị tăng đồng tài đồng sức, vị nào quy y lâu hơn sẽ được lãnh
vị trí Trưởng tràng, khả dĩ thay thế nổi sư trưởng điều khiển toàn thể Thiếu
Lâm tự trong khi người đi vân du, hoặc giả vì một lý do gì khiến người
vắng mặt.
Khi sư trưởng viên tịch, vị trưởng tràng sẽ được toàn thể nhân viên trong
chùa suy tôn lên hàng đại sư thế người đã mất. Đạt địa vị ấy, phần nhiều vị
trưởng tràng đều đứng tuổi. Đó là nghiêm luật đối với nội môn đồ, nghĩa là
các tăng nhân.
Phần ngoại môn đồ thì khác. Người trần đến xin nhập học dĩ nhiên là có
đủ các hạng người và các hạng tuổi. Họ phải qua một thời gian khảo sát
đức hạnh mới được thiệt thọ tòng học. Ngoại môn đồ chuyên chăm chú về
võ thuật, chia ra làm ba cấp: sơ, trung, thượng. Họ học võ để tự vệ, để ra
đời xuất thân thí võ nhập ngành võ quan, mở võ đường, làm nghề bảo tiêu.
Phần đông ai cũng có nhiệm vụ các nhân, hoặc gia đình nên họ thường theo
cấp bực trung đẳng tương đương năm, sáu năm học tùy theo khả năng là
xin từ thầy xuống núi xuất thân lập nghiệp, kiếm đường tiền thủ.
Không mấy ai theo nổi tới cấp Thượng thừa, ngang bằng với các vị
trưởng tràng đồng môn quy y, nghĩa là phải ở luôn trong chùa, theo hầu sư
trường suốt thời gian mười năm hay trên nữa. Bởi có nhiều người hấp tấp,
bồng bột, mới theo học được vài ba năm, tưởng mình đã đủ tài thi thố trong
thiên hạ nên từ biệt thầy về nhà.
Cử chỉ ấy trái với luật lệ nhà chùa, rất đỗi phật ý sư trưởng. Ra đời với
sức luyện tập còn non nớt, dĩ nhiên môn đồ không đủ sức tự vệ làm mất
thanh danh môn phái.
Nếu được sư trưởng ưng thuận cho xuống núi, vì xét không thể giữ lại
được, người ấy sẽ bị ra trước ban Hội đồng đại tăng, và trước sự hiện diện
toàn thể môn đồ Nội, Ngoại Sư trưởng tuyên bố không nhận làm môn đồ
Thiếu Lâm tự nữa. Khi xuống núi, kẻ ấy phải ra lối sau chùa.