Nói đoạn, Ngũ Mai cùng mẹ con Phương Thế Ngọc xuống đài cùng mọi
người về Hội quán Quảng Đông.
Trong bốn ngày rỗi rãi, Ngũ Mai thiền sư tiếp tục truyền dạy các thế võ
bí hiểm cho Phương Thế Ngọc.
Xin nói về phép đánh Mai Hoa Thung.
Đó là một thế trận mà lối bầy rất nguy hiểm dành riêng cho những võ
nghệ gia cao siêu thách thức nhau lên thung giao đấu.
Nhiều người không theo đến nơi đến chốn ngành võ thuật nên khi nghe
đến hai chữ Mai Hoa thì tưởng ngay thung được trình bày theo bộ pháp lối
Mai Hoa quyền lục thập tứ thế. Thực ra bộ pháp Mai Hoa Thung chính là
bộ pháp La Hán quyền của phái Thiếu Lâm Nam Bắc (Sơn Đông) có một
trăm lẻ tám thế quyền, cước. Phái Tây Khương thấy hai trăm lẻ tám đường
dài quá nên thu gọn lại còn tám mươi tư thế và biến hóa thành một bài
riêng biệt gọi là Lôi Trấn quyền.
Mai Hoa Thung bộ pháp vuông vắn tính theo bốn phương, tám hướng.
Thay vì dạo quyền trên mặt đất, mỗi chỗ có bước chân ghi trong bản đồ bội
phép, có đóng một cây sào cao hẳn lên trên mặt đất. Cọc đó bằng cây, bằng
tre hay bằng sắt tùy người thiết lập thung Mai Hoa. Mỗi cọc, mệnh danh là
trụ bộ, gồm có sáu cọc chụm lại: một cây lớn ở chính giữa, năm cây nhỏ ở
chung quanh. Toàn thể trông như một bông Mai năm cánh, bởi vậy mới
thành tên Mai Hoa Thung.
Ô Thung có một trăm lẻ tám trụ bộ, mỗi trụ bộ cách nhau hai thước theo
bộ vị. Nhưng người thiết lập thung có thể rút ngắn bớt đi chiều dài cách
nhau giữa hai trụ bộ hoặc tăng thêm lên tùy theo bản lãnh cá nhân. Mai Hoa
Thung càng rộng lớn bao nhiêu càng nguy hiểm bấy nhiêu, trông thấy diện
tích của thung, người ta có thể thấy được bản lãnh người thiết lập nó.
Chiều cao của thung cũng vậy, lẽ tất nhiên càng cao càng nguy hiểm. Về
phần trụ bộ, cột đóng xuống đất càng nhỏ mảnh bao nhiêu thì công phu