luyện tập Khinh Thân Pháp của chủ thung cao bấy nhiêu.
Có hai lối lập Mai Hoa Thung. Thứ nhất: đơn thung, nghĩa là chỉ có trụ
bộ trồng trên mặt đất. Thứ nhì: trâm thung, nghĩa là thay vì để đất trơn dưới
các thủ bộ và chung quanh Mai Hoa Thung, người ta đóng cọc vót nhọn
hay cọc sắt chổng ngược. Nếu người đấu trên thung lỡ trượt chân hay bị
đánh té sẽ bị các cọc nhọn xiên vào thân thể như kẻ bị bàn chông xiên vậy.
Cũng có khi người ta đào hố lập Mai Hoa Thung, trụ bộ cao bằng mặt đất,
dưới hố cắm chông. Từ mặt đất liền vào đến thung xa đến trượng rưỡi. Đấu
thủ bị đối phương đàn áp khó lòng nhảy nổi từ thung vào đất liền để chạy,
nên đành thất thế chịu trận cho đến khi thất thế trúng đòn sa xuống hố
chông nếu không đứng ngay trên thung bái hàng.
Nhưng bái hàng là chuyện ít có vì đối thủ Mai Hoa Thung phần lớn là
hàng cao thủ, đại sư. Đấu thủ nào thua chạy không kịp - để tập luyện, chờ
dịp khác báo thù - thì phần nhiều đều vì danh dự môn phái, danh dự cá
nhân, cố gắng chịu trận đến cuối cùng, lực tàn, bị đối phương đánh rớt
xuống mặt chông, chết ngay tại trận.
Mai Hoa Thung nguy hiểm như vậy.
Lý Ba Sơn sở dĩ chọn thứ trận nguy ác này thách đấu cùng Ngũ Mai vì
họ Lý là một nhân vật kỳ khôi Tây Khương phái, chuyên luyện trận Mai
Hoa. Hơn nữa, Ba Sơn biết lối đánh Mai Hoa của Thiếu Lâm tự quen đánh
rộng, thì với thế trận Mai Hoa biến cải thâu hẹp của Tây Khương chắc chắn
Ngũ Mai sẽ bỡ ngỡ, do đó họ Lý sẽ tạo được nhiều cơ hội hạ đối thủ hơn.
Còn một điều nữa mà chính Ba Sơn nham hiểm đã tính để hại Ngũ Mai
bằng bất cứ phương pháp nào. Đó là đủ thì giờ cho Lý Tiểu Hoàn ám hại
Thiền sư dị phái.
Hôm giao đấu trên Lôi đài, Lý Tiều Hoàn áp trận, nhận xét thấy cha nàng
nếu chẳng ngang tay thì cũng khó bề thủ thắng, nên đã lo ngại. Tới khi Ba
Sơn hoãn chiến, thách Ngũ Mai đấu Mai Hoa Thung, Tiểu Hoàn còn ngạc
nhiên hơn nữa, không hiểu cha nàng tính thế nào mà lại thách thức trái
ngược như vậy.
Về đến nhà nàng thắc mắc hỏi ngay :