Á Kiền chợt nhớ hồi còn ở Quảng Châu được nghe nói Tây Thiền tự, chi
phái Thiếu Lâm, có thâu nhận môn đồ truyền dạy võ nghệ, chàng bèn lẳng
lặng ra đi sợ mẹ và vợ con can ngăn.
Lên tới Quảng Châu, Hồ Á Kiền tìm thẳng đến Tây Thiền tự xin ra mắt
vị Trưởng tự, Tam Đức hòa thượng. May cho họ Hồ gặp dịp Chí Thiện
thiền sư tới nơi thăm đồ đệ là Tam Đức. Thấy Á Kiền kể lể sự tình xin theo
báo thù cha, Thiền sư thương tình nhận y làm đồ đệ và đưa về Tung Sơn
truyền võ nghệ, Á Kiền đi được hơn một năm, Đỗ thị buồn cảnh gia đình,
cũng mãn phần. Năm ấy con trai y là Hồ Á Đức mới lên bảy tuổi.
Hà Kim Mai lo tang ma cho mẹ chồng, lúc xong việc thì gia tài cũng gần
khánh kiệt.
Luôn mấy năm mỏi mắt trông chồng nhưng bóng chim tăm cá, Á Kiền
vẫn biệt dạng vô tin tức, họ Hà thì ngày càng túng thiếu, chợt nhớ có người
bà con nhà chồng ở Tôn Hội Hà lộ trên Quảng Châu, hai mẹ con nàng liền
thu xếp lên Quảng Châu vay món tiền sinh nhai tại quê nhà.
Hơn ba năm rời thành thị, Hà Kim Mai loạng choạng thế nào mà đi nhằm
ngay phố có cơ sở Cơ phòng, có mấy tên Cơ phòng nhận được mặt biết
nàng là vợ Hồ Á Kiện bèn thả lời ong bướm.
Hà thị sợ hãi không dám hé răng lủi thủi dắt con bước lẹ.
Lúc đó Hồ Á Đức đã mười một tuổi, khôn ngoan, thấy hai người lạ cố
theo trêu chọc mẫu thân, y liền cáu tiết phỉ nhổ chửi mấy câu. Bọn Cơ
phòng nổi giận quát mắng :
- Thằng ôn con này “phạm thượng”! Ông cha mày còn bị chúng ông
đánh cho táng mạng nữa là mày, miệng còn hôi sữa!…
Hà thị sợ hãi vội lôi Hồ Á Đức chạy thục mạng, đang khi nguy ngập thì
gặp cứu tinh…
Nghe Hà thị kể gia cảnh đến đây, ba anh em Phương gia cùng mủi lòng
thương cảm.
Phương Thế Ngọc dậm chân, nắm tay mà rằng :
- Biết thế hồi nãy đánh cho bọn côn đáng chết mấy tên mới đáng tội
chúng. Tức cha chả là tức!
Hiếu Ngọc gạt đi :