- Đó là Kim Môn, thủy điếm ở bến sông. Anh em ta ra đó dùng bữa luôn
thể, đỡ phải về chùa. Nhân tiện giới thiệu ngôi thủy đình với tam đệ, chắc
sẽ ưng ý lắm.
Thế Ngọc vui vẻ :
- Đi với nhị vị sư huynh, tiểu đệ rất vừa ý. Năm ngoái mang tiếng theo
phụ thân sang Hàng Châu mà chẳng được du ngoạn nơi nào cả. Ngay đến
cảnh Tây Hồ cũng không được đi coi.
Hiếu Ngọc nheo mắt nhìn em :
- Khốn, nhưng còn ai đả lôi đài cho mà chẳng du với ngoạn?
Thế Ngọc cười xòa, im lặng.
Tam kiệt ra đến sông, qua khúc đông đảo trên bến dưới thuyền tấp nập
tới một khu tòng liễu xanh um tùm rất mực u nhã. Một ngôi đại tửu lầu, ba
từng nguy nga tráng lệ dựng ngay bên bờ nước, mặt tiền và tả, hữu đều là
hoa viên, cảnh trí cực kỳ hợp nhãn.
Phương Thế Ngọc ngước nhìn tấm biển vắt nang trên khuôn cổng bằng
cột đồng đánh bóng đỏ ối như vàng, thấy đề Kim Môn thủy điếm hàng dưới
đề mấy chữ Kính thỉnh Mãn, Hán du khách quan thương.
Chàng nói :
- Chủ nhân ngôi đại tửu lầu khiêm tốn quá! Phải dùng ba chữ Đại Thủy
Đình mới hợp nghĩa.
Phương Hiếu Ngọc lắc đầu bảo em :
- Tam đệ luận theo nhãn quan thì trúng, nhưng sai vì không hiểu tiểu sử
ngôi thủy điếm này. Nguyên chủ họ Viên tên Kim Môn, gốc người Triệu
Khánh phủ qua Quảng Châu mở ngôi thủy điếm tại đây từ mấy đời nay rồi.
Khởi đầu còn là tiểu thủy điếm, về sau lâu dần phát tài, họ Viên tạo thêm
đất đai mở rộng, xây dựng lại thành đại tửu đình. Vì bốn chữ Kim Môn
thủy điếm đã quen với du khách và thành trấn Quảng Châu rồi, không thể
thay đổi được, nên Viên Kim Môn để y nguyên để giữ khách hàng. Ngay
đến hai chữ Kim Môn cũng do tục danh của họ Viên mà thành chớ không
phải do mấy cây trụ đồng kia đâu.
Ba anh em Phương gia đi vòng quanh hoa viên ngắm xem một hồi mới
vào tửu lầu.