giống như ngày xưa các ông chủ ruộng vẫn nuôi tá điền để bóc lột sức lao
động.
Bọn tôi tin thằng Lợi thừa thông minh để hiểu ra điều đó nhưng là một
đứa giàu tình cảm có lẽ nó vẫn cảm kích người đàn ông đã cứu nó khỏi cảnh
cơ nhỡ, lại còn cho nó đến trường (có nghĩa là cũng không đối xử với nó quá
tệ) và theo cái cách nó vẫn thản nhiên đi moi bùn hay đi chăn bò hằng ngày
có thể tin là nó chấp nhận cuộc sống hiện nay như con người ta vẫn chấp
nhận sự an bài của số phận.
Có thể suy nghĩ của thằng Lợi còn đi xa hơn nữa: Qua cách có trả lời Xí
Muội về lý do tại sao ba nhỏ Duyên nhận nó về nuôi khi hai bên chẳng bà
con thân thích gì, có thể thấy Lợi không muốn nói, thậm chí không để tồn tại
trong đầu những ý nhĩ không hay về ba nhỏ Duyên, và có lẽ nó xem việc
phải nai lưng ra làm lụng sau giờ tan học là một cách để đền đáp lại sự cưu
mang của người cậu vờ.
Một cảm giác gì đó như là sự thương hại cảm chiếm lấy tôi từng phút
một, thứ cảm giác đã mơ hồ nảy mầm trong tôi ngay từ hôm tôi chứng kiến
thằng Lợi moi bùn dưới ao giữa trưa nắng gắt. Những đứa khác cũng ở trong
tâm trạng giống như tôi nên một lúc lâu chẳng thấy cái miệng nào bắt bẻ hay
vặn vẹo cách giải thích của Lợi dù những gì bọn tôi chứng kiến hoàn toàn
cho phép bọn tôi dồn nó vào thế bí.
- Tụi tao tin mày! – Thọ tặc lưỡi phá tan sự im lặng nặng nề, mặc dù câu
hỏi tiếp theo của nó có thể khiến cho sự nặng nề càng nặng nề hơn nữa – Tụi
tao chỉ không hiểu tại sao nhỏ Duyên bảo mày là con riêng của ba nó?
Tôi lo lắng nhìn Lợi, nhưng thấy nó chẳng có vẻ gì lúng túng. Bằng
giọng trầm trầm trầm, nó bình tĩnh giải thích, dù vẻ bề ngoài của nó chẳng
thể xua tan nơi tôi cái cảm giác là nó đang đắm chìm trong nỗi buồn vô hạn:
Đó là suy diễn của dì nó. Mẹ nhỏ Duyên mất được một năm thì ba nó
đem tao về nhà. Dì nó tất nhiên không cần nhiều thời gian mới biết rõ giữa
ba nó và tao chẳng có bà con gì. Cho nên dì nó nghi.