LẠC ĐƯỜNG - Trang 110

ÐGT: Có người cho rằng xã hội Việt Nam như một trại khổng lồ của

những người bị bệnh tâm thần, luôn phải sống với sự nhân đôi nhân cách.
Có cơ sở gì để hy vọng rằng xã hội Việt Nam sẽ tiến đến chỗ bình thường
hơn, sống thật hơn với suy nghĩ và tình cảm của con người?

ÐH: Sống giả là hậu quả tất nhiên của một xã hội không có tự do tư

tưởng. Con người sẽ sống thật hơn khi được tự do tư tưởng và khi nhiều
mặc cảm tự ti được xóa bỏ. Nghĩ cho cùng, những người lên án NỔI
LOẠN, ngoài động cơ chính trị và cơ hội, còn bị sự chi phối âm thầm của
một mặc cảm nào đó về tình dục. Một người yếu về tình dục cũng như một
nhà nước yếu về dân chủ và nhân quyền, thường chột dạ khi người khác nói
về các điều này. Cần phải bồi dưỡng cho họ, dạy cho họ tập thể dục để họ
mạnh mẽ, bớt mặc cảm, bớt chột dạ. Xã hội sẽ tự do hơn, dễ chịu hơn, thật
hơn.

ÐGT: Anh đã tham gia nhiều năm trong phong trào sinh viên Sài Gòn.

Hơn hai mươi năm sau, bạn bè anh đang sống như thế nào?

ÐH: Năm 1988 tôi viết cuốn Người Tình Cũ. Nhân vật chính là một trí

thức tham gia các phong trào cách mạng tại đô thị miền Nam trước đây. Ðó
là một cuộc dấn thân lãng mạn, thi vị và đầy huyền thoại. Cuối cùng anh
trở thành một người dân chài. Suốt đời anh đi tìm một lý tưởng và anh đã
gặp sự cô độc ở chặng cuối cùng. Dĩ nhiên là có nhiều người trong Phong
trào Sinh Viên trước đây, hiện nay làm quan lớn. Ða số đều ăn cắp của công
và đã tự đánh mất mình.

ÐGT: Nhiều người cho rằng Việt Nam đang thay đổi. Anh cảm nhận

sự thay đổi này như thế nào?

ÐH: Sự đổi mới hiện nay ở Việt Nam là một sự đổi mới về kinh tế chứ

không phải chính trị, tư tưởng. Nếu có “thoáng” hơn trong xuất bản và báo
chí (so với thời kỳ bao cấp) thì cũng chỉ thoáng về cách kinh doanh (báo
chí có quảng cáo, có chống tiêu cực, xuất bản có cho tư nhân bỏ vốn…)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.