chứ hoàn toàn không thoáng trong tư tưởng. Tóm lại vẫn phải viết một
chiều và trong phạm vi Đảng cho phép.
ÐGT: Thường trong những biến động lịch sử của một dân tộc hay
trong giai đoạn xây dựng hòa bình, tầng lớp trí thức đóng một vai trò quan
trọng. Gần đây, anh Phan Ðình Diệu có viết rằng “ở Việt Nam hiện nay
chưa có một giai cấp trí thức”. Là một nhà văn, anh nghĩ sao?
ÐH: Tôi nghĩ nhận định này hoàn toàn đúng. Tôi muốn thêm rằng, văn
nghệ sĩ, trí thức Việt Nam đa số là hèn. Song song với sự “trung dũng kiên
cường trong chiến đấu” thì sự hèn hạ và khiếp nhược cũng được rèn luyện
trong quá trình tham gia cách mạng. Phần lớn trí thức được thuần hóa.
Miếng cơm manh áo và sự an phận đã thắng tất cả. Nó vô hiệu hóa trí thức
và biến trí thức thành những người tầm thường. Ðó là điều tệ hại hơn cả.
ÐGT: Chúc anh được nhiều sức khỏe và nghị lực để chống chọi với
bão táp đang tới.
Sài Gòn 9.1993 – Belgique 12.1993
ÐOÀN GIAO THỦY
Cũng xin trích thêm một bài khác của tác giả Nguyễn Tư đăng trên
Tuần San TV:
ĐÀO HIẾU
VÀ MỘT NGÔI TRƯỜNG
(trích)…Khi đọc báo thấy loan tin về một cuốn sách như thế với một
cái tên rất quen thuộc: “Ðào Hiếu”, hốt nhiên tôi đã nghĩ đến hai điều:
1. Cuốn sách phải do một tác giả ở miền Nam viết, bởi vì chỉ có người
miền Nam đã từng sống tại đó mới có khả năng xây dựng nổi nhân vật “sĩ