LẠC ĐƯỜNG - Trang 141

lội nơi rừng sâu nước độc, bưng biền, đồng khô cỏ cháy, đã lang thang trên
mọi nẻo hành tinh …tôi cần gì những bon chen vụn vặt bần tiện của cái xứ
sở mà bồi bút nhiều như sâu bọ.

Nhìn lại quá khứ, thấm thía câu nói của Phạm Lãi khi từ bỏ Câu Tiễn

đi ở ẩn:

-Khi người ta chung một mối lo thì người ta thương nhau. Khi người

ta chung một mối lợi thì người ta hại nhau.

Sau giải phóng, những “mối lợi” ấy nhiều quá nên người ta hại nhau là

chuyện thường. Người hại tôi nhiều nhất là ông nhà văn Vô Hạnh mà tôi đã
nói trong chương “Trí Thức nằm Vùng” ở phần đầu sách này. Ông là người
đâm nhát dao đầu tiên vào cuốn Nổi Loạn, sau đó là gạch đá, cùi chỏ, nắm
đấm… Ông ký nhiều bút hiệu khác nhau để la hét, chửi bới, nhảy cỡn lên,
đỏ mặt tía tai, sùi bọt mép…Về sau ông làm lành với tôi, một lần gặp tôi ở
nhà xuất bản Văn Nghệ, ông chạy đến tay bắt mặt mừng. Tôi tha thứ cho
ông. Nhưng tôi nản quá. Cảm giác sau cái bắt tay là sự chán chường, nó
giống như mình vừa gặp một điều nhảm nhí, vớ vẩn. Nó giống như tro tàn.
Mối quan hệ giữa người và người mà đến như thế thì tội nghiệp cho phẩm
giá con người quá.

°

Cũng may tôi đã gặp Kim Lê. Cô sớm nổi tiếng với những bài thơ tình

xuất thần, nhất là những bài cô viết về cỏ, về chim sẻ…

Tôi mang ơn cô rất nhiều về những gì mà cô đã dành cho tôi trong

những ngày đầu giải phóng. Lúc ấy cả nước không có gạo ăn. Mọi người
đều phải ăn bo bo hoặc bột mì. Những chiều cuối tuần Kim Lê thường rủ
tôi đi thăm nội. Bà sống một mình trong cái nhà nhỏ ngoại ô thành phố. Bà
thường dọn sẵn bữa chiều đợi chúng tôi bên ngọn đèn dầu. Ba người quây
quần quanh mâm cơm. Tôi mở nắp vung và ngạc nhiên khi nhìn thấy cơm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.