LẠC ĐƯỜNG - Trang 26

Với tôi, bây giờ Huế không còn lại gì ngoài những kỷ niệm lẻ loi, vụn

vặt và buồn về một người thầy đã chết. Sao Cương lại chết trẻ như vậy?
Ngoài năm mươi. Gần mười năm ở rừng. Cuộc sống trong những chiến khu
ở miền Trung gian khổ hơn ở miền Nam rất nhiều. Tôi không từng đến
những chiến khu ấy nhưng nghe Cương kể lại, nghe Hoàng Phủ Ngọc Phan
kể lại, thấy thừa mứa bom đạn nhưng cạn kiệt lương thực, thực phẩm. Rồi
bệnh tật, muỗi mòng. Có lẽ vì đường tiếp tế của miền Trung không được
thuận lợi như ở miền Nam. Năm 1967 khi tôi về học vũ trang ở Sa Đéc để
chuẩn bị cho Tết Mậu Thân tôi thấy đời sống ở chiến khu đó chẳng khác gì
một làng quê ngoài vùng tạm chiếm. Tôi sẽ trở lại những kỷ niệm ở các
vùng căn cứ Sa Đéc, Cần Giuộc, Long Khánh…vào một dịp khác.

Cương vướng chất độc màu da cam ở Trường Sơn nhưng có lẽ anh

không hay biết. Hai mươi năm sau, vào khoảng năm 1990 chất độc phát tán
làm anh suy sụp. Anh tập Dịch Cân Kinh thường xuyên và nói rằng có hiệu
quả, nhưng ít lâu sau bệnh trở nặng phải đưa vào bệnh viện Thống Nhất.
Tôi vào thăm anh. Cả hai anh em đều buồn, không phải vì bệnh, không phải
vì sinh tử phù du mà vì thế sự.

-Anh đi Pháp có vui không? Tôi hỏi.

Cương cười, trầm lặng.

-Đó chỉ là cái kế điệu hổ ly sơn của chúng nó.

Một tổ chức văn hóa của Pháp mời Cương sang. Chính quyền cho đi

nhưng chỉ nói miệng, không có văn bản. Cương thì chỉ muốn xa rời cái đám
nông dân hồng vệ binh rùng rợn ấy nên anh đi liền. Ba tháng ở châu Âu,
chi phí do nước bạn tài trợ. Khi trở về thì bị khai trừ Đảng. Hỏi tại sao, thì
họ đáp: “Ba tháng không sinh hoạt Đảng coi như tự ý ra khỏi Đảng”. Câu
đó có ghi trong điều lệ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.