LẠC ĐƯỜNG - Trang 37

của Đức thì rất sắc sảo. Điều khiển một công ty lớn như thế anh làm rất tốt.
Tàn tật và ít nói nhưng ai cũng sợ anh, trừ tôi, lý do là tôi không từng ăn
lương của anh và nhờ vả anh điều gì.

Hồi mới trên rừng về anh ở một căn phòng nhỏ trong tòa soạn báo

Tuổi Trẻ. Ngoại trừ người phục vụ đem các bữa ăn, gần như không ai được
vào căn phòng này. Cánh cửa đóng. Nước sơn xanh đã ngả màu, ngăn cách
anh và cái thế giới bên ngoài với những tiếng giày dép, tiếng máy chữ lóc
cóc...

Tôi không hiểu sao lúc ấy anh phải điều trị bằng thủy ngân và thạch

tín. Toàn thuốc độc. Những phân tử thủy ngân len vào tế bào, buộc tế bào
phản ứng lại, tích tụ nước. Da thịt anh căng lên, mặt sưng phù.

Anh mặc cảm về sự tàn tật của mình nên luôn giữ khoảng cách với

những cán bộ cấp dưới. Nhưng mỗi lần gặp tôi Đức lại than thở:

-Tôi nào có muốn thế đâu, chính bệnh tật đã buộc tôi như thế. Cũng

như ngày mới giải phóng tôi ở trong rừng về mang bên lòng biết bao tình
cảm láng giềng chòm xóm. Muốn gặp tất cả mọi người, muốn hỏi han trò
chuyện nhưng lại ở im trong nhà, ngại, không tiếp ai.

Có lần đang đi ngoài đường bỗng gặp một người bạn cũ. Biết mình đi

kháng chiến trở về, anh ta rất mừng. Mình cũng cảm động trước tình cảm
của anh ta nhưng lại chỉ cười gượng rồi lảng đi vì ngại phải chìa cái bàn tay
tàn tật ra cho anh ta bắt. Về sau dường như người bạn ấy có than phiền với
ai đó rằng “gần mười năm xa cách gặp lại nó, nó không thèm bắt tay”.

Đức tiếp lấy ly nước trong tay tôi và uống một hơi dài.

Nắng bên ngoài chỉ còn ánh lên một chút vàng trên khung cửa kính.

Tôi bỏ ra ngoài ban công. Thành phố buổi chiều bỗng nhiên mới hẳn. Tôi
như vừa từ một cõi nào khác bước vào cuộc đời và chợt thấy như những
người đang đi dưới đường kia, những xe cộ đang chạy vùn vụt kia không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.