cả ba chúng tôi đều có bản lĩnh vượt qua được. Và kẻ địch đã không tìm ra
bất cứ mối liên hệ nào giữa ba người.
Trận đó chính quyền Sài Gòn đã hốt một mẻ lưới khá nặng. Ở trong tù
tôi gặp mặt đủ mọi “anh hào”. Từ Phạm Chánh Trực (người kết nạp Đảng
cho tôi), Bảy Hà (sau này là thứ trưởng bộ Ngoại thương), Lê Thành Yến
(sau này là nhà biên kịch Lê Duy Hạnh), Nguyễn Ngọc Phương, Dương
Văn Đầy. Nguyễn Tấn Tài, Cao Thị Quế Hương, Phùng Hữu Trân, Hùynh
Tấn Mẫm…
Sau giải phóng, những người không bị dính vụ đó, hoặc những người
cả đời không biết ở tù là gì thường phát biểu linh tinh, bình phẩm này nọ.
Tất cả đều trật lất. Chỉ có những người bạn tù với nhau là hiểu nhau, đánh
giá đúng về nhau.
Và không có gì có thể che giấu được, nhất là sau giải phóng, tất cả
những hồ sơ, những bản cung của từng người đều còn nguyên trong Tổng
nha Cảnh sát và Nha Cảnh sát Đô Thành.
Và họ cũng không hề biết những nguyên tắc cơ bản của người tù chính
trị là:
-Nếu địch đã biết ta là cộng sản thì ta phải giữ khí tiết, không khai báo
cho người khác và nếu cần tìm cách đánh lạc hướng địch.
-Nếu địch chưa biết ta là cộng sản thì ta phải đóng vai một người dân
thường bị bắt lầm.
Như vậy giữ khí tiết trong tù không phải là không khai báo gì cả (vì ai
cũng phải có khẩu cung) mà phải khai báo cách nào để đánh lạc hướng địch
để bảo vệ tổ chức, bảo vệ đồng đội và bảo vệ chính mình.
Về sau này tôi có dịp làm việc với anh Nguyễn Vĩnh Nghiệp (nguyên
chủ tịch TPHCM.) Khi kể về giai đoạn ở tù của mình anh cũng đã nhấn