mạnh ý đó. Bản thân anh cũng từng bị nghi ngờ và bị “đì” về chuyện “đồng
ý dẫn địch về căn cứ”. Anh đã tâm sự với tôi rằng thực ra đó là kế nghi
binh. Lúc ấy anh giả cách dẫn địch về vùng sông nước Cửu Long để đưa
địch vào mê hồn trận kinh rạch chằng chịt rồi nhảy xuống nước tẩu thoát,
nhưng kế hoạch ấy đã không thành và anh đã bị giải giao ra Huế giam giữ ở
đó.
Sau giải phóng anh cũng bị lận đận một thời gian, về sau anh mới
được ông Võ Văn Kiệt minh oan và đưa lên làm Chủ tịch thành phố Hồ Chí
Minh.
Nhân đây, tôi còn muốn nói thêm là: ngay cả những bạn tù đôi khi
cũng hiểu lầm nhau. Ví dụ như anh Huỳnh Tấn Mẫm. Khi mới bị ném vô
Nha Cảnh sát Đô thành, tôi nằm ngay trước cửa xà-lim của anh. Mỗi sáng
khi chúng tôi ăn sáng bằng cháo gạo lức đựng trong cái dĩa bằng nhôm, thì
anh Mẫm được cung cấp một ổ bánh mì thịt và một bịch cà phê sữa đá.
Chuyện đó kéo dài chừng một tuần lễ. Trong số bạn tù có người xì xầm là
anh Mẫm đã bị mua chuộc. Người lại nói là lẽ ra anh Mẫm không nên nhận
những bữa ăn sáng đó.
Một buổi sáng kia, người ta làm vệ sinh nhà tù. Khi cánh cửa xà lim
của anh Mẫm mở ra thì tôi là người đầu tiên nhìn thấy những ổ bánh mì
thịt, những bịch cà phê sữa còn nguyên xi, nằm lăn lóc dưới đất và đã lên
mốc, đã bốc mùi.
Tội nghiệp cho anh Mẫm. Anh là người hiền lành, học giỏi, nhiệt
tình… nhưng sau giải phóng vì đố kỵ, ganh ghét sự nổi tiếng của anh mà có
người đã dìm anh khiến anh không ngóc đầu lên nổi. Tiếp theo là những rủi
ro tiền bạc do bà vợ gây ra khiến anh tuột dốc.
Hồi còn sinh viên tôi và anh ở chung phòng 4/6 đại học xá Minh
Mạng. Lúc ấy anh học phụ khoa (gynécologie) năm thứ tư, vào Đảng năm
1968. Năm 1970 anh nổi tiếng khắp thế giới nhờ vụ bắt bớ quy mô lớn mà