LẠC ĐƯỜNG - Trang 91

Buổi chiều chúng tôi gặp nhau bên một con suối nhỏ trong rừng. Anh

hơi xanh xao, ốm, choàng chiếc khăn rằn quanh cổ. Tôi thông báo với anh
những tin tức về gia đình. Anh nói:

-Tự nhiên bây giờ mình muốn có một đứa con lạ lùng.

-Thì anh lập gia đình đi.

Cười. Rồi không nói gì. Trời tối mịt. Chúng tôi trở lại căn nhà nhỏ.

Mỗi người một cái võng. Thuận kể lại cuộc vượt ngục của anh. Lợi dụng
lúc kẻ địch đưa đi bệnh viện Biên Hòa, anh thay quần áo, leo rào, đi ra phố,
nhập vào một toán học sinh mẫu giáo, giả làm phụ huynh đón con, rồi đi
thẳng ra cánh đồng, ngược về phía núi Thị Vãi, lạc trên núi mấy ngày mấy
đêm đói khát, ăn lá cây để sống. Cuối cùng cũng gặp cách mạng.

Thuận hỏi tôi về em gái của anh. Tôi nói:

-Bà xã đang dạy học ở một xóm chài cách Phan Thiết hai mươi lăm

cây số.

Xóm chài ấy có một cái tên rất quê mùa là Mũi Né. Ngày nay đó là

một khu du lịch nổi tiếng và rất sang trọng, nhưng thời đó Mũi Né là một
xứ lưu đày. Một làng chài xơ xác. Trong làng không có đường mà đi. Chỉ là
những lối mòn đầy cát sạn, đi vòng vòng một lúc lại dẫn ra biển.

Bãi cát bẩn thỉu, tanh mùi cá ươn và nước mắm.

Những cơn gió mặn, ẩm, thổi từ ngoài khơi, phần phật trên những

mảnh lưới rách, cào xới những mái tranh đen nhẻm, mục nát trước khi lướt
qua cồn cát mù mịt biến thành đám sương vàng khè bay phiêu hốt giữa
mênh mông cát chập chùng.

Tôi từ chiến khu Long Khánh trở về giữa trưa nắng. Chiếc xe đò lọc

cọc từ thị xã Phan Thiết băng qua những gò đống và giốc cao ven biển để

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.